Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng dự Hội nghị tổng kết 20 năm Ngày hội Đại Đoàn Kết toàn dân tộc tại tỉnh Nghệ An

(Mặt trận) - Sáng ngày 16/6, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2023-2023. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng các cán bộ Mặt trận tiêu biểu trong toàn tỉnh.

Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam tổng kết công tác nhiệm kỳ 2019 - 2024

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

 Đại biểu tham dự Hội nghị

Những con số ấn tượng qua 20 năm tổ chức Ngày hội

Tại Nghệ An, qua 20 năm tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, từ đó củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục truyền thống yêu nước; tăng cường đồng thuận xã hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Hàng năm, có từ 95 - 100% khu dân cư trên địa bàn tỉnh tổ chức Ngày hội, trong đó có trên 90% khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội, qua đó người dân có điều kiện gắn kết, gần gũi nhau hơn, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận trong cộng đồng dân cư.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục và tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia. Từ đó, giúp người dân hiểu rõ hơn về nhiệm vụ xây dựng, phát triển địa phương, thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xây dựng khu dân cƣ văn hóa, đoàn kết, văn minh.

Hai mươi năm qua, thông qua hoạt động Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực phát huy vai trò tự quản, sáng tạo của Nhân dân trong thực hiện các Cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng với các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của tỉnh.

 Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An Võ Thị Minh Sinh phát biểu tại Hội nghị

Đến nay, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Nghệ An đã xây dựng, kiện toàn hơn 30 loại mô hình tự quản trên các lĩnh vực với 22.471 Tổ tự quản, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trên 2.246 tỷ đồng, đã kịp thời hỗ trợ xây mới và sửa chữa 29.794 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; hỗ trợ mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững cho hơn 2.000 hộ, hỗ trợ hàng nghìn hộ nghèo về phƣơng tiện sản xuất, khám chữa bệnh, học sinh nghèo đến trƣờng... Gần 10 năm qua, 100% hộ nghèo và trên 50% hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đều được nhận quà Tết.

Trong phong trào xây dựng Nông thôn mới, thông qua các hoạt động Ngày hội, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã phát huy vai trò tự quản ở cộng đồng dân cư. Đến nay, các tầng lớp Nhân dân đã đóng góp kinh phí hơn 6.188 tỷ đồng, ủng hộ hơn 6,37 triệu ngày công; hiến hơn 6,8 triệu m2 đất, ủng hộ vật tư, vật liệu, máy móc trên 66,364 tỷ đồng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở 09 đơn vị cấp huyện và 309/411 đơn vị cấp xã (đạt 75,1%), 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thông mới kiểu mẫu.

Cũng từ việc phát huy hiệu quả các hoạt động Ngày hội, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... ngày càng lan tỏa. MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp cơ quan văn hóa đã tổ chức tôn vinh hơn 25.750 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp, phối hợp vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” với tổng kinh phí hơn 263 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 12 ngàn căn nhà tình nghĩa, tặng hơn 31.000 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, ngừời có công.

Ngoài ra, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những hình thức hướng về cơ sở của công tác Mặt trận, là kết quả của việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác Mặt trận ở cơ sở, là cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò làm chủ của Nhân dân tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh.

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục khẳng định trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn biết dựa vào dân, từ Nhân dân để tự đổi mới. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết là dịp nhằm tập hợp, củng cố, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận và khẳng định vai trò của cộng đồng dân cư trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trình bày tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã làm rõ thêm vai trò quan trọng trong việc thực hiện Ngày hội qua 20 năm qua. Qua các lần tổ chức Ngày hội Đại Đoàn kết sự gắn kết của người dân tại các khu dân cư nâng lên rõ rệt. Khi có được sự đoàn kết, đồng thuận mọi khó khăn đều được giải quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, qua 20 năm Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" đã thực sự trở thành “Ngày hội của toàn dân”, được đông đảo người dân hưởng ứng, mọi người, mọi nhà hân hoan, phấn khởi.

"Đây là dịp để mọi người gắn kết lại với nhau, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và chung nhau “Bữa cơm đại đoàn kết”’; Là dịp để người dân phát huy vai trò làm chủ, có kiến nghị các giải pháp góp phần giúp Cấp ủy, chính quyền các cấp nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nhân dân", ông Trung khẳng định.

Lựa chọn chủ đề phù hợp để Ngày hội trở nên hấp dẫn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân

 Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, Đảng ta, từ khi thành lập xác định đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, cách đây 20 năm, Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng thiết thực của Nhân dân, ngày 01/8/2003, tại kỳ họp thứ 9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa 5) đã ban hành Nghị quyết số 04 về việc tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” với mục tiêu tuyên truyền, bồi dưỡng, tôn vinh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần yêu nước, gắn kết tình đoàn kết, nghĩa đồng bào ở mỗi cộng đồng dân cư; Biểu dương người tốt việc tốt, biểu dương tổ nhóm đoàn kết, hộ gia đình và các cá nhân tiêu biểu; Xây dựng không khí đoàn kết phấn khởi, vui tươi như ngày hội của Nhân dân hướng đến xây dựng khu dân cư vững mạnh về mọi mặt.

“Sau gần 20 năm triển khai, đến nay, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tổ chức nền nếp, rộng khắp trong cả nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, củng cố tình làng, nghĩa xóm, phát huy sức mạnh của cộng đồng, tạo sự gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân.”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định.

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Nghệ An trong suốt 20 tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, có được kết quả trên chính là sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp ở địa phương cơ sở, cùng với đó là sự phối hợp, tạo điều kiện của HĐND, UBND và tổ chức thành viên các cấp trong triển khai công tác Mặt trận nói chung và việc tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” nói riêng.

 Khen thưởng tại Hội nghị

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho biết, ngày 25/5/2023 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Chỉ thị đề ra yêu cầu tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy mạnh mẽ tính tự chủ, năng động, sáng tạo và tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận. Lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách; bảo đảm chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động để phát huy vai trò, trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, việc tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" cần được đổi mới đáp ứng mục tiêu huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng có trách nhiệm tham gia xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn trong thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ những nhiệm vụ nêu trên, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An hướng dẫn MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tham mưu giúp Thường trực tỉnh ủy, các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, về trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền về giá trị và ý nghĩa thực tiễn của Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, chủ động tham gia, góp phần làm cho Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” trở thành hoạt động nền nếp, đa dạng sinh động và hấp dẫn tại các địa phương, cơ sở trong toàn tỉnh.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh bám sát tình hình và điều kiện của từng địa bàn, chủ động đề xuất giải pháp đổi mới, lựa chọn chủ đề hằng năm phù hợp để Ngày hội trở nên hấp dẫn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần quan trọng, tạo động lực thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng tại các địa phương. Tiếp tục nghiên cứu tổng kết các mô hình, cách thức tổ chức ngày hội của từng địa bàn, khu vực trong tỉnh, tham khảo kinh nghiệm các địa phương trong cả nước. Hàng năm xây dựng kế hoạch, thí điểm tổ chức Ngày hội trên những địa bàn có tính chất đặc thù, đồng thời hướng dẫn, phổ biến cách thức tổ chức Ngày hội đại đoàn kết tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc sinh sống… để tạo cơ hội cho tất cả các tầng lớp nhân dân có điều kiện cùng tham gia Ngày hội, qua đó tăng cường, củng cố tình đoàn kết của cư dân trên địa bàn.

 Khen thưởng tại hội nghị

“MTTQ Việt Nam các cấp cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương để xác định nội dung, lựa chọn phương thức tổ chức Ngày hội; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên ở cơ sở; đa dạng hình thức huy động nguồn lực hỗ trợ cho các khu dân cư để tổ chức Ngày hội. Chú trọng phát hiện, tôn vinh và biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, các mô hình hữu ích cho cộng đồng... làm cơ sở thu hút, tập hợp và phát huy các giá trị trong tổ chức Ngày hội tại địa phương”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng tin tưởng công tác Mặt trận nói chung và hiệu quả của Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả hơn nữa, góp phần quan trọng cùng với cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng to lớn hơn, giàu đẹp hơn.

 

Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã trao tặng 93 Bằng khen, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đã trao tặng 93 Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trong 20 năm qua.