Hoạt động Đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(Mặt trận) - Bạn đọc Hoàng Thùy Dung có địa chỉ email thuydung@hoalinhprama.com.vn hỏi: Hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm mấy hình thức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Trí thức kiều bào là nguồn lực quốc gia (Ảnh: Báo Đại đoàn kết).

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRẢ LỜI:

Đối ngoại nhân dân là sự tham gia rộng rãi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị và cá nhân ở trong và ngoài nước không nhân danh Đảng, Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện hoạt động, công tác đối ngoại nhân dân. Tại Điều 13, Chương II Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân trong khu vực và trên thế giới theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển."

Hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận hữu cơ thống nhất, không tách rời với hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: "Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân". Cả 3 hình thức nói trên đều nhất quán thực hiện theo đường lối, nguyên tắc đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; với tinh thần "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế".

Đối tác, đối tượng hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức, cá nhân và nhân dân các nước nói chung trên tất cả các vùng, lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có lợi thế, đặc thù riêng, chủ yếu là dùng đối thoại, tình cảm cởi mở để vận động, tuyên truyền, giải thích, thuyết phục... mà không bị gò bó nhiều bởi các lễ nghi, công thức như hoạt động đối ngoại của Đảng hay hoạt động ngoại giao của Nhà nước. Về thực chất đây cũng chính là công tác dân vận, công tác Mặt trận có đối tượng rất rộng lớn, phương thức thực hiện rất linh hoạt. Bản thân thuật ngữ "đối ngoại nhân dân" đã nói lên điều đó.

Nói hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bao hàm hoạt động đối ngoại nhân dân của các tổ chức thành viên trong đó. Hoạt động được thực hiện ở tất cả các cấp, tùy theo đặc điểm, điều kiện, yêu cầu cần đối ngoại. Hoạt động đối ngoại nhân dân của các đoàn thể, tổ chức xã hội phối hợp với đối ngoại nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp hay hoạt động mang tính độc lập của đoàn thể, tổ chức xã hội đều có ý nghĩa hợp thành hình thức, phương thức đối ngoại nhân dân trong tổng thể chính sách đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước ta.

Hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể tham gia tuyên truyền, vận động, thăm viếng, học tập, ký kết, gia nhập các tổ chức, thực hiện các điều ước quản lý, thỏa thuận quốc tế... nhưng chỉ nhân danh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các đoàn thể nhân dân... và tuân theo pháp luật Việt Nam, không nhân danh Đảng, Nhà nước... nhằm giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới của nước ta.

BBT