Đưa hối lộ có phải là tham nhũng?

Để dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất 100% vốn nhà nước sớm được phê duyệt, ông A là Giám đốc Công ty đã chi trước 200 triệu đồng để làm “phí giao dịch”. Vậy, hành vi của ông giám đốc công ty có phải là tham nhũng không?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Ảnh minh họa

Trả lời như sau:

Việc xác định các hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2012 và Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Tại khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định một trong các hành vi tham nhũng là: “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.” Hành vi này được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, gồm những hành vi sau:

“1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;

g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.”

Như vậy, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP nêu trên, hành vi của ông A là Giám đốc Công ty đã chi 200 triệu đồng làm “phí giao dịch” để dự án đầu tư xây dựng thêm Nhà máy sản xuất của Công ty sớm được phê duyệt được xác định là hành vi tham nhũng.