Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án: Án tham nhũng lớn thường bị tẩu tán tài sản

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Điển hình như các vụ án tham nhũng lớn thường bị tẩu tán tài sản hoặc hợp thức hóa tài sản.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Nguyên đán

 

Ảnh minh họa.

Ngày 4/6 tại Hà Nội, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo để thảo luận về thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự cho biết: Thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các bản án, quyết định của Tòa án, qua đó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Kết quả thi hành án dân sự trong 6 tháng từ tháng 10/2017 đến hết tháng 3/2018 cho thấy, tổng số thụ lý là 635,198 việc, tăng 8,82% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành án là 629,944 việc, trong đó đã thi hành án xong 241,770 việc tăng 0,95%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Điển hình như các vụ án tham nhũng lớn thường bị tẩu tán tài sản hoặc hợp thức hóa tài sản dẫn đến các vụ việc thi hành án trở nên phức tạp và bị kéo dài.

Cũng trong Hội thảo, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án về kinh doanh thương mại; Thi hành các bản án kinh doanh thương mại liên quan đến các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ xấu… đã được đưa ra để thảo luận.

Ông Phan Huy Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục THADS chỉ ra, trong điều kiện “ai cũng có thể thành chủ doanh nghiệp (DN)”, nhiều chủ DN còn thiếu kỹ năng quản trị DN nên nhiều trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tranh chấp khiến số lượng các vụ việc liên quan đến kinh doanh thương mại gia tăng và nhiều trường hợp DN tê liệt nên không có tài sản để thi hành án (THA).

Do các thành viên, cổ đông góp vốn không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc góp vốn không đầy đủ nên nhiều trường hợp, theo đăng ký kinh doanh, DN có số vốn điều lệ rất lớn nhưng khi xử lý, tài sản, vốn thực tế của DN rất ít, gần như không có để đảm bảo nghĩa vụ THA khiến cơ quan THADS gặp nhiều khó khăn khi xử lý tài sản DN.

Ngoài ra, ông Hiếu cho biết thêm tài sản của DN rất đa dạng, phức tạp về quyền sở hữu nhưng nhiều chấp hành viên còn chưa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc xử lý tài sản của DN, nhất là tài sản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tài sản là phần vốn góp trong DN.