Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

(Mặt trận) - Chiều 28/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Các giải pháp để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam”. Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; GS.TS. Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật; PGS.TS. Quách Sĩ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài “Các giải pháp để nâng cao chất lượng phản biện xã hội (PBXH) của MTTQ Việt Nam”, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài cho biết, vai trò PBXH của MTTQ Việt Nam rất quan trọng trong việc nâng cao dân chủ. Mặc dù vậy, các điều kiện đảm bảo cho chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Việc nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.              

Chính vì vậy, việc tổ chức nghiên cứu đề tài nhằm tiếp tục hoàn thiện những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về các giải pháp nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về PBXH của MTTQ Việt Nam như: khái nhiệm PBXH, phân biệt PBXH của MTTQ Việt Nam với các phản biện khoa học, phản biện tự phát; nguyên tắc, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức trong PBXH; quyền, trách nhiệm, mối quan hệ trong PBXH; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam; thực trạng PBXH trong thời gian qua; những vấn đề đặt ra từ thực tiễn; những đề xuất về phương hướng, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài gồm 3 chương, tập trung nêu các vấn đề lý luận về chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra về chất lượng PBXH, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng PBXH. Theo đó, nhóm giải pháp tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về PBXH; nhóm giải pháp về cách tổ chức thực hiện các hình thức PBXH và giải pháp về cơ chế tiếp thu, giải trình về PBXH giai đoạn hiện nay.

“Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phần nào phản ánh tiềm năng, lợi thế lớn của MTTQ Việt Nam khi thực hiện vai trò của mình, từ đó gợi mở phương hướng và những giải pháp nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới”, ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, phản biện và ủy viên Hội đồng đã đưa ra những đánh giá về tính cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay. PGS.TS. Quách Sĩ Hùng, phản biện đề tài cho rằng, đề tài mang tính thiết thực, kế thừa các khái niệm phản biện, kế thừa các nghiên cứu về PBXH và có tiếp cận thực tế khách quan, chính vì vậy đề tài đã làm sáng tỏ vai trò và nguyên tắc về PBXH, luận giải và có tính khoa học khi đánh giá chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam. Từ đó xác định được quan điểm nhằm nâng cao chất lượng PBXH thông qua 7 nhóm giải pháp.

Ông Đỗ Duy Thường, Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, thành viên Hội đồng nghiệm thu cho rằng, đề tài có ý nghĩa thời sự và là cột mốc quan trọng trong lĩnh vực PBXH của MTTQ Việt Nam tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Những giải pháp của đề tài đã phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận trong việc góp ý, phản biện những dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tạo được sự đồng bộ trong hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. “Cần khai thác tính thực tiễn của đề tài để ứng dụng vào công tác Mặt trận trong giai đoạn hiện nay, từ đó từng bước nâng cao vai trò của Mặt trận trong PBXH”, ông Đỗ Duy Thường đề nghị.

Ghi nhận tính khả thi của đề tài, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh đề nghị Chủ nhiệm và thành viên thực hiện đề tài cần tiếp thu ý kiến của Hội đồng để đề tài đảm bảo về bố cục, tính logic và nhất quán với các văn bản liên quan. Cùng với đó cần hoàn thiện đề tài theo đúng yêu cầu của đề tài khoa học, để khi kết thúc quá trình nghiên cứu, đề tài có tính thực tiễn và góp phần vào đánh giá công tác PBXH của MTTQ Việt Nam sau 5 năm triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Tại Hội nghị, Hội đồng đã đánh giá đề tài đạt kết quả xuất sắc.