Lấy lại lòng tin của dân bằng các giá trị thực

Tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Dương Trung Quốc đề xuất thêm một chỉ tiêu: "Chúng ta phát biểu nhiều về các chỉ tiêu phát triển kinh tế, nhưng giá như chúng ta có thêm chỉ tiêu về lòng tin thì chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển kinh tế thêm bền vững”.

Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lực lượng công an tiếp tục gương mẫu đi đầu trong xây dựng và phát triển đất nước

Đại biểu Dương Trung Quốc "ước" có thêm chỉ tiêu niềm tin. Ảnh: QH

Không phải lần đầu tiên ông Dương Trung Quốc nói về lòng tin, tại kỳ họp trước, ông Quốc đã nói đến “hội chứng mất lòng tin”. Và điều này là một thực tế cần phải đối diện.

Khi đã mất lòng tin thì trước một quyết định của chính quyền, người dân hoài nghi, băn khoăn. Kể cả khi quyết định đúng, vẫn không dễ dàng thuyết phục sự ủng hộ từ dân chúng.

Tham nhũng, hối lộ còn tồn tại, thì cho dù một công trình xây dựng không có hiện tượng tham nhũng, dân vẫn không tin. Cán bộ lãnh đạo đưa ra một quyết định, phát ngôn một vấn đề liên quan đến việc chung, vì lợi ích chung, nhưng do thiếu lòng tin, người dân chưa chắc đã tôn trọng những quyết định đó, thậm chí có phản ứng tiêu cực. Đúng như dân gian nói: “Một lần thất tín, vạn lần bất tin”.

Khoan hãy trách dân, mà hãy xem xét lại phẩm chất đạo đức và trình độ nghiệp vụ của chính đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước.

Người dân có lòng tin sao được khi chính họ đưa hối lộ cho những kẻ “tham nhũng vặt” hằng ngày. Lòng tin tiếp tục bị bào mòn khi những vụ án kinh tế thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng tiền của nhà nước. Lòng tin lấy đâu ra khi người dân chứng kiến sự giàu có, xa hoa của quan chức, với những lâu đài, biệt phủ nguy nga. Lòng tin bị cạn kiệt khi những vụ án oan sai và những bất công vẫn còn đó.

Vấn đề đặt ra là có lấy lại được lòng tin hay không? Được, với điều kiện là bộ máy hành chính công phải cải cách hiệu quả, cán bộ công chức liêm chính thực sự, và quan trọng nhất xây dựng nền dân chủ chất lượng ngày càng cao.

Bhutan đưa ra chỉ số “Tổng hạnh phúc quốc gia” (GNH – Gross National Happiness) thay cho GDP, chỉ số đó được đo lường cụ thể: Tự túc về kinh tế, môi trường trong sạch, bảo tồn và phát huy văn hóa, chính quyền cai trị tốt dưới hình thức dân chủ.

Vậy thì cũng có thể đưa ra các tiêu chí để đo lường được “chỉ tiêu lòng tin”, nó không phải mơ hồ, mà có thể đo lường được, định lượng được. Hạn chế được tham nhũng, hối lộ là tiêu chí, hạn chế án oan sai là tiêu chí, xử lý nghiêm quan chức sai phạm là tiêu chí, cải cách nền hành chính hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn hoạt động hiệu quả là tiêu chí.