Không để Việt Nam thành “thiên đường” rửa tiền, né thuế

Việc siết chặt các quy định trong Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được kỳ vọng ngăn chặn rửa tiền, né thuế ở Việt Nam.

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Một trong những điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) vừa trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 vừa qua so với luật hiện hành là mở rộng phạm vi điều chỉnh. Luật "quét" ra cả khu vực ngoài Nhà nước, xác định cơ quan kiểm soát tài sản và xử lý tài sản không rõ nguồn gốc - vấn đề vốn được đánh giá "rất khó".

Ngày càng có nhiều biện pháp mạnh tay với các hành vi rửa tiền, trốn thuế. (Ảnh minh họa: KT)

Bà Mai Thị Phương Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, trong một số trường hợp khu vực tư chính là nơi trú ẩn, rửa tiền, "sân sau" của những hành vi tham nhũng ở khu vực công.

Làm "méo mó" môi trường kinh doanh

 

Bà Mai Thị Phương Hoa

Trước đây khi nói hành vi tham nhũng quan niệm thường chỉ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước có hành vi chiếm đoạt, vụ lợi với tài sản nhà nước mà ít ai cho rằng hành vi của một giám đốc doanh nghiệp cổ phần mà không có phần vốn góp nhà nước chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp cũng là hành vi tham nhũng, bà Hoa chỉ rõ.

Theo bà Hoa, hiện nay tham nhũng trong khu vực tư diễn ra nghiêm trọng, phức tạp làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2010 - 2016 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển thực hiện cho thấy, tham nhũng được coi là 1 trong 5 yếu tố ảnh hưởng nhất môi trường kinh doanh ở Việt Nam những năm gần đây. Theo nghiên cứu này, để tiếp cận nhanh nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, một số doanh nghiệp đã trích phần trăm tiền mặt để cảm ơn cán bộ tín dụng. Các khoản "lại quả" mà doanh nghiệp thường trích là khoảng dưới 5% giá trị hợp đồng.

Bà Hoa nhận định, tham nhũng trong khu vực tư ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, đến người tiêu dùng sản phẩm và làm do dự các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi các nhà đầu tư không thể dự đoán trước được những chi phí không chính thức có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh và chắc chắn sẽ không thoải mái khi làm ăn với những đối tác áp dụng các phương thức kinh doanh thiếu liêm chính.

Cuối cùng khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm, chính là người cuối cùng phải chịu những chi phí này, từ đó gián tiếp làm chậm sự phát triển của nền kinh tế, bà Hoa phân tích.

Ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa, nêu thực trạng: Vợ/chồng, con cái của người có chức vụ, quyền hạn là chủ doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó luôn làm ăn có lãi và sự giàu có của gia đình mà mọi người trầm trồ mơ ước như nhiều đất đai, biệt thự, xe sang, con đi du học nước ngoài, tất cả đều được kê khai từ nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Còn thu nhập của người có chức vụ quyền hạn rất khiêm tốn, vẫn được đánh giá là nằm trong top những người không sống được bằng lương.

 

Ông Mai Sỹ Diến

Câu hỏi lớn đặt ra là đây có phải là nơi để hợp lý hóa tiền, tài sản bất hợp pháp, nơi "rửa tiền" của một số người có chức vụ, quyền hạn do tham nhũng mà có. Hiện chưa có một báo cáo nào về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến việc rửa tiền như trên, ông Diến băn khoăn.

Ông Diến cũng thẳng thắn nêu rõ, một số người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng ảnh hưởng vị trí, quyền lực của mình để có lợi cho doanh nghiệp của vợ hoặc chồng, con làm chủ. Người có chức vụ, quyền hạn có lúc sẽ biến trụ sở làm việc, phương tiện của nhà nước, thời gian thực hiện công vụ để phục vụ và điều hành hoạt động doanh nghiệp của gia đình mà các cơ quan chức năng không dễ dàng xem xét, kết luận những vi phạm này.

Từ thực tiễn nêu trên, ông Diễn đề nghị trong Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) phải thiết kế một điều để kiểm soát người có chức vụ, quyền hạn mà vợ, chồng, con làm chủ doanh nghiệp nhằm ngăn chặn những sự việc nêu trên.

 

Ông Dương Quốc Anh

Rửa tiền ở Việt Nam rẻ nhất thế giới?

Về vấn đề này, ông Dương Quốc Anh -  Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chia sẻ: Ở một số nước, nếu không chứng minh được tài sản là hợp pháp thì sẽ bị tịch thu, nhưng ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được số tiền đó là rửa tiền, tài sản đó là bất hợp pháp mới thu được.

Tuy nhiên, nếu chỉ yêu cầu nộp thuế hoặc phạt bao nhiêu phần trăm mà biến một tài sản phạm pháp thành hợp pháp, vì nếu khi đã phạt rồi thì dứt khoát phải công nhận tài sản đó là hợp pháp, thì "rửa tiền ở Việt Nam sẽ là rẻ nhất thế giới". Do đó, ông Dương Quốc Anh cho rằng, cần điều tra làm rõ những tài sản "nửa đen nửa trắng", và số phận tài sản đó phải do tòa kết luận.

 

Ông Phạm Trọng Đạt

Ông Phạm Trọng Đạt  - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, ở nhiều nước, nếu không chứng minh được tài sản sẽ bị tịch thu toàn bộ. Nhà nước không chứng minh mà người có tài sản phải tự chứng minh, nếu không rõ ràng sẽ bị tịch thu.

Việc chứng minh tài sản bị nghi bất minh ở Việt Nam rất khó, phải ra tòa xử về dân sự để chứng minh tài sản đó có được từ đâu, ông Đạt cho hay.