Hội nghị Phản biện xã hội về phương án quy hoạch khai thác Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp

(Mặt trận) - Sáng 23/1/2018, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội về phương án quy hoạch khai thác Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp. Hội nghị nhằm đánh giá, kiến nghị đối với phương án quy hoạch khai thác Cụm mỏ đá nói trên, trước đề nghị điều chỉnh khai thác xuống cote -150m và thời gian khai thác đến hết năm 2019.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Toàn cảnh Hội nghị.

Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp nằm tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; gồm 4 đơn vị đang hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng là Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Trung Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 3-2.

Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp bắt đầu hoạt động khai thác từ năm 1996, với tổng diện tích được cấp phép là 44.923,2m2. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp đã được gia hạn thời gian và độ sâu khai thác 3 lần, lần 1: gia hạn thời gian khai thác từ năm 2010 đến năm 2013 và độ sâu đến cote - 80m; lần 2: gia hạn từ năm 2013 đến năm 2015 và độ sâu đến cote - 100m; lần 3: gia hạn từ năm 2015 đến năm 2017 và độ sâu đến cote - 120m.

Các đại biểu phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, đại diện các sở, ngành và các nhà khoa học đã phân tích những lợi ích của việc Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về vật liệu xây dựng cho các công trình trọng điểm của tỉnh và trong khu vực. Việc khai thác xuống sâu đến cote -150m không mở rộng mặt bằng trên đất mặt sẽ tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, phát huy được năng lực thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện có, suất đầu tư giảm so với đầu tư một mỏ mới, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước...

Theo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được HĐND tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt thì cụm mỏ này kết thúc khai thác vào 31/12/2017, sau đó cải tạo, đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, Ban quản lý mỏ tiếp tục đề nghị xin phép gia hạn đến hết năm 2019 và khai thác xuống cote -150m.

Nếu được cấp giấy phép tiếp tục khai thác xuống sâu đến cote -150m và gia hạn thêm thời gian khai thác, các doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, đồng thời cũng thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế ô nhiễm, cải tạo và phục hồi cảnh quan môi trường và giải quyết tốt chính sách an sinh xã hội...