“Đề xuất hợp nhất để giảm từ 3 đến 4 Bộ là có cơ sở”

“Đề xuất hợp nhất bộ ngành tương đồng và sáp nhập một số tỉnh để giảm 3 – 4 bộ là hoàn toàn có cơ sở”.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Đại biểu Lê Thanh Vân – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nêu quan điểm như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.

PV: Đoàn giám sát của Quốc hội có đề xuất hợp nhất một số bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Nghị quyết của Trung ương cũng đưa ra chủ trương thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối. Trên diễn đàn Quốc hội, có đại biểu cũng kiến nghị sáp nhập bộ, tỉnh. Là thành viên đoàn giám sát, ông có ý kiến gì về việc này?

Ông Lê Thanh Vân: Tôi thấy đề xuất hợp nhất bộ ngành tương đồng và sáp nhập một số tỉnh để giảm 3 – 4 bộ và cả chục tỉnh là hoàn toàn có cơ sở. Qua thời gian đi giám sát ở các tỉnh cùng đoàn giám sát tối cao của Quốc hội tôi cũng nhận ra điều này và từ Quốc hội khoá XIII tôi cũng đã đề nghị rồi.

 Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Vấn đề là phải xem xét nhu quản lý cầu xã hội, cái nào Nhà nước phải quản lý thì phân định, sắp đặt nó theo từng nhóm lĩnh vực. Còn cái nào Nhà nước không nhất thiết quản lý thì trả lại cho xã hội.

Tinh thần Nghị quyết Trung ương đã đề cập và trong báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã nêu. Làm sao quản lý nhà nước chỉ tập trung vào những vấn đề then chốt nhất với tinh thần kiến tạo phát triển. Có nghĩa là nhà nước nắm giữ quyền chi phối quản lý ở những phương diện chủ chốt nhất. Từ đó khoanh lại các lĩnh vực, chia làm các nhóm tương đồng để xác định thiết chế tổ chức cho phù hợp, lúc đó mới đong đếm được có bao nhiêu bộ quản lý.

Theo tôi Chính phủ nên tổ chức một bộ máy theo hướng có nhóm cơ quan hành chính chính trị làm nhiệm vụ rà soát, tổng hợp thực tiễn đề nghị Quốc hội ban hành luật. Nhiệm vụ thứ hai của nhóm này là tổ chức các giải pháp để thực hiện các đạo luật.

Nhóm thứ hai là nhóm hành chính công vụ, trên cơ sở các đạo luật, hệ thống pháp quy mà Chính phủ ban hành thì tổ chức vận hành.

Nhóm thứ ba là các cơ quan hành chính tư pháp duy trì trật tự an ninh xã hội và các cơ quan thanh tra bảo đảm sự tự kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ các cơ quan hành chính, trong nội bộ quyền hành pháp.

Trên tinh thần đấy để thiết định một hệ thống các cơ quan hành chính cho phù hợp với nguyên tắc phân quyền và kiểm soát quyền lực.

“Việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội đã diễn ra gần 10 năm và cần tổng kết đánh giá mô hình quản lý đã hợp lý chưa, thuận lợi khó khăn trong tổ chức hệ thống hành chính thế nào; sự thích nghi văn hoá ra sao để từ đó lấy kinh nghiệm khi tổ chức lại các đơn vị hành chính ở địa bàn khác” – ĐBQH Lê Thanh Vân./.

PV: Trong lịch sử bộ máy hành chính đã có nhiều lần nhập – tách. Nhiều ý kiến băn khoăn về tính ổn định?

Ông Lê Thanh Vân: Chúng ta vẫn chưa xây dựng mô hình quản lý một cách chuẩn mực làm khuôn khổ cho phát triển kiến tạo ổn định lâu dài.

Lần này đến lúc phải đổi mới với tinh thần rất là chủ động. Trung ương đã bàn, đưa ra chủ trương và đến nay Quốc hội bàn thảo. Đây là cơ hội chúng ta nhìn lại quá trình đổi mới, sắp xếp bộ máy trong một thời gian dài.

PV: Nói đến sáp nhập sẽ đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của của nhiều người. Theo ông, làm sao để đạt đồng thuận?

Ông Lê Thanh Vân: Quan trọng nhất là về mặt nhận thức phải làm cho họ thấu tỏ, thuyết phục. “Tư tưởng đã thông thì đeo bình tông không thấy nặng”, khi nhận thức đã rõ thì đồng thuận sẽ cao.

Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng một đề án cụ thể, Trung ương đã chỉ rõ phươg hướng rồi, nhiệm vụ của Chính phủ là trên cơ sở tổng kết, rà soát lại để phân loại, thiết lập các bộ chủ quản.

Còn đơn vị hành chính cũng cần rà soát lại về quy mô dân số, tiềm năng phát triển, lợi thế chính trị, kinh tế, địa lý, tổ chức dân cư, có điều tra cơ bản để tính tới chuyện sáp nhập. Mô hình quản lý đó phải phù hợp ưu thế vượt trội của từng vùng… Còn nếu chia cắt làm tăng bộ máy, chưa nói đến tình trạng cát cứ, cục bộ địa phương cần phải loại bỏ.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

ĐB Bùi Văn Phương - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng, chúng ta khi nhập vào hay tách ra đều có cái lý của nó nhưng dường như sự nhập vào, tách ra mang yếu tố chủ quan nhiều hơn là lắng nghe dư luận.

“Tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về điều chỉnh, sắp xếp bộ máy chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Vừa rồi có một số Đề án gợi ý việc này chưa phù hợp, cần lắng nghe và tính toán về việc hợp nhất hay chia tách” – ông Bùi Văn Phương nêu quan điểm.

Theo ông Phương, ý kiến nêu hợp nhất Văn phòng ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND làm một chưa phù hợp, vì các cơ quan, văn phòng này làm chức năng tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu mà giờ về chung một cơ quan, tham mưu cho UBND triển khai, rồi tham mưu cho HĐND giám sát thì tính khách quan không có, không đảm bảo tinh thần của Hiến pháp là các cơ quan cần có sự phân công phối hợp nhưng kiểm soát lẫn nhau.

“Đã có bài học nhập vào - tách ra nhưng không phù hợp, cho nên kỳ này triển khai Nghị quyết Trung ương về vấn đề bộ máy hành chính Nhà nước, với Đề án lớn thì Chính phủ có thể trình để ĐBQH tham gia ý kiến vào việc tách, nhập” – đại biểu Bùi Văn Phương kiến nghị.