“Chống tham nhũng chậm chạp sẽ tạo thời cơ cho giặc nội xâm kết bè...“

Cử tri quận Cầu Giấy bày tỏ lo ngại với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc nếu làm chậm, những kẻ tham nhũng sẽ có điều kiện kết bè kéo nhóm.

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Một trong những nội dung được cử tri dành sự quan tâm đặc biệt gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 tại UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội chiều 17/6 là vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

 Cử tri Nguyễn Phi Cơ (phường Quan Hoa) nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đại biểu Quốc hội TP Hà Nội

Bên cạnh việc đánh giá cao những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại giặc “nội xâm” vẫn còn ẩn giấu ở nhiều nơi, rất khó phát hiện. Đấu tranh chống tham nhũng vội vàng cũng không được nhưng chậm chạp sẽ tạo thời cơ, điều kiện để “chúng hình thành nhiều dây, nhiều nhóm”.

Cử tri Nguyễn Phi Cơ (phường Quan Hoa) cho rằng, phòng chống tham nhũng là phải phòng từ xa mới mong đạt được hiệu quả. Theo cử tri, sở dĩ chưa đạt được mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí là do chúng ta làm chưa tích cực.

“Trong phòng ngừa, vấn đề chủ yếu là phải phòng từ xa, để chúng đến gần rồi thì phòng khó lắm, có nghĩa là phải phòng ngay từ khi hoạch định, từ khi làm kế hoạch, từ cơ chế thì hiệu quả sẽ rất cao. Phòng chống tham nhũng cũng như đánh giặc. Chống giặc ngoại xâm tuy khó nhưng ta còn nhìn thấy giặc để đánh chứ giặc nội xâm, chúng ẩn giấu ở khắp nơi, chúng tạo ra những cơn lốc xoáy sâu vào chế độ, đặc biệt chúng hình thành nên các dây, nhóm tham nhũng nên càng khó phát hiện. Chúng ta làm chậm sẽ tạo thời cơ để chúng tập hợp lực lượng, lập ra càng nhiều nhóm, nhiều dây, đến lúc nào đó đủ điều kiện có khi chúng sẽ kéo cả giặc ngoại xâm vào”, cử tri nêu quan điểm.

Cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước cần phát động, kêu gọi người dân tham gia phát hiện giặc nội xâm. Nếu không làm quyết liệt, Đảng, Nhà nước sẽ còn rất vất vả để đối phó với giặc tham nhũng. Một số cử tri kiến nghị đẩy mạnh việc tố giác và bảo đảm an toàn cho người tố giác. Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý tố giác và vận động, kêu gọi đối tượng tham nhũng ra tự thú. Giải pháp này thực tế đã bước đầu cho thấy có hiệu quả khi vừa qua có 29 cán bộ đã tự giác nộp lại tiền biếu xén.

Cùng với đó, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc kê khai tài sản cá nhân. Cử tri cho rằng, việc báo cáo cho biết đến nay mới chỉ phát hiện 5 đối tượng kê khai không trung thực là không thể chấp nhận. “Liệu có quan chức nào không biết nhà đất của mình nằm ở đâu bởi đó là những món quà, được biếu xong cất ngay vào tủ nên không biết nó nằm ở đâu? Chắc chắn nếu chúng ta làm quyết liệt, kết quả sẽ nhiều hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở 5 người”, một cử tri nói.

 

Cử tri Lê Đình Can (phường Mai Dịch) đề nghị có cơ chế sử dụng và phát huy hiệu quả tố giác của người dân trong phòng chống tham nhũng

Đồng quan điểm, cử tri Lê Đình Can (phường Mai Dịch) cho rằng, việc Quốc hội thông qua Luật Tố cáo, sẽ phát huy được sức mạnh của toàn dân trong việc tố giác tham nhũng, bất minh. Người dân biết được người nào tham nhũng, có bao nhiêu nhà, bao nhiêu tài sản. Cử tri cũng kiến nghị, khi người dân đã phát hiện, tố giác, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm, làm đến nơi đến chốn.

“Việc phát hiện 5 người kê khai không đúng, tôi không tin vào con số đó, mà chắc chắn phải nhiều hơn. Nhiều người khi làm cán bộ tài sản đã tăng lên gấp 15, gấp 20 lần, dân đều biết. Nhưng quan trọng là chúng ta khai thác và sử dụng nguồn tin từ người dân ra sao”, cử tri Lê Đình Can nêu ý kiến.

Cử tri Hà Huy Thông (phường Nghĩa Tân) lo ngại cuộc chiến chống tham nhũng vẫn còn vô cùng cam go, ác liệt, đề nghị Đảng, Chính phủ, Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, giành thắng lợi hơn nữa. Đặc biệt, việc thực hiện kỷ luật cán bộ đảng viên phải theo đúng quy định của Bộ Chính trị, để thực sự “không có vùng cấm, không có khái niệm hạ cánh an toàn”.