BOT Cai Lậy đang thách thức niềm tin của người dân

Người dân đang mất niềm tin vào cách giải quyết vấn đề ở Cai Lậy. Họ đang dần bị đẩy về phía đối trọng với cơ quan quản lý.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Đã có những va chạm, thậm chí là đổ máu ở trạm BOT Cai Lậy. Thế nhưng, cách giải quyết theo kiểu lây nhây của cơ quan quản lý khiến người dân ở khu vực này và dư luận cả nước đang rất mệt mỏi, mất niềm tin. Các giải pháp đưa ra đều theo kiểu “giăng lưới tận thu” có lợi cho nhà đầu tư. Còn các kiến nghị, yêu cầu của người dân gần như đang bị phớt lờ.

Điều trớ trêu nữa là các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật lại phải mình ra để đảm bảo an toàn, trật tự, bảo vệ cái BOT mà người dân đang ngày đêm phản đối vì đặt sai chỗ.

Với cái sự đã rồi ở trạm thu phí Cai Lậy, nhiều người cho rằng nên dời trạm thu phí về đúng vị trí của nó, vào tuyến tránh Cai Lậy; đồng thời hạn chế phương tiện có trọng tải lớn đi trên Quốc lộ 1 qua Thị xã Cai Lậy mà phải đi vào tuyến tránh. Hình thức này vừa được giới tài xế đồng thuận và đảm bảo nhà đầu tư thu hồi vốn. Làm như vậy, còn trả lại công bằng cho người dân ở tất cả mọi miền đất nước nếu có dịp đi qua đây không phải trả tiền “oan”. Sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã nâng tầm nhận thức của người dân lên rất nhiều. Họ không phải  không biết lẽ phải, luật pháp, thiệt hơn để một nhóm người có quyền, có tiền trong tay bất chấp tất cả để làm sai, thu lời bất chính.

Việc cơ quan quản lý bất chấp phản ứng của người dân có thể đẩy sự viêc đi vượt khỏi tầm kiểm soát và hậu quả khôn lường. Người dân trông chờ vào sự công minh của cơ quan quản lý, nhưng ở đây họ gần như đang bị dồn về một phía đối trọng nên đành phải tìm cách “tự xử”. 

Trong một thông cáo phát đi cuối tuần trước, Bộ GTVT đã một lần nữa khẳng định không di dời trạm thu phí Cai Lậy mà chỉ có phương án giảm giá cho các phương tiện qua đây. Nếu các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ GTVT lo ngại rằng, nếu “nhún” ở Cai Lậy sẽ tạo ra một tiền lệ xấu thì họ đã nhầm. Bởi, người dân xưa nay rất công bằng, trên cả nước có hàng trăm trạm thu phí BOT, đoạn đường nào nhà đầu tư bỏ của, bỏ công để xây dựng, người dân đi qua đều vui vẻ trả tiền. Nếu làm đúng thì không có gì phải sợ, phải e ngại cả.

“Chọn lòng dân hay chọn tiền bạc?” câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất lúc này. Ở đây, người dân đang đòi quyền lợi chính đáng của mình chứ không có gì quá đáng. Thủ tướng đã chính thức chỉ đạo không để sự việc như ở Cai Lậy kéo dài, phải xử lý dứt điểm. Thủ tướng đã lắng nghe và hành động. Còn những người thực thi thì sao? Nếu có sai thì phải sửa, đừng thách thức niềm tin của người dân nữa.