Phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của UBTƯ MTTQ Việt Nam

(Mặt trận) - Chiều 22/3, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Thực trạng và giải pháp để phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tuyển thủ Quang Hải và Ban Tổ chức Giải bóng đá thiện nguyện “Cúp Tứ Hùng - Trao yêu thương” ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương

 Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Trình bày báo cáo tóm tắt nội dung đề tài, TS Tạ Văn Sỹ, Chủ nhiệm đề tài nêu rõ, cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một nhân tố quan trọng cấu thành Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nói chung và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói riêng.

Trong thời gian qua, các cá nhân tiêu biểu của MTTQ Việt Nam ở cấp Trung ương đã tham gia vào nhiều nội dung hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam như: vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; công tác giám sát, phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhà nước… Tuy nhiên, hiệu quả của việc tham gia này còn hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa có những giải pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu này.

Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến việc phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đánh giá thực trạng các cá nhân tiêu biểu thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới cơ cấu số lượng của các cá nhân tiêu biểu Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Khoá IX với 252 vị, trong đó nam là 197 vị, chiếm 72,8%; nữ là 55 vị, chiếm 21,8%. Trong đó, cá nhân tiêu biểu là nhân sĩ, trí thức, chuyên gia trên các lĩnh vực chiếm 28,4%; cá nhân tiêu biểu là công nhân, nông dân, lực lượng vũ trang, huyện đảo chiếm 7,1%; cá nhân tiêu biểu là đại diện các dân tộc thiểu số chiếm 21%; cá nhân tiêu biểu là chức sắc tôn giáo chiếm 20,2%; cá nhân tiêu biểu trong các thành phần kinh tế chiếm 17%; cá nhân tiêu biểu là người Việt Nam ở nước ngoài chiếm 6,3%.

Thời gian qua, các cá nhân tiêu biểu tham gia tích cực vào các hoạt động của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam như góp ý các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia xây dựng quy chế, quy định, lựa chọn và hiệp thương cử nhân sự tham gia Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; triển khai tuyên truyền hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua; tham gia tích cực vào các hoạt động giám sát tại địa phương;…

Tuy nhiên, nội dung đề tài cũng chỉ rõ, các cá nhân tiêu biểu ở một số nơi vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú; sự kết nối, hợp tác giữa các cá nhân tiêu biểu và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam còn hạn chế; việc phát huy vai trò, vị trí, khả năng, trách nhiệm của cá nhân tiêu biểu tham gia công tác Mặt trận còn hạn chế;…

Từ thực tế trên, nhóm Đề tài đã đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam như: xác định rõ tiêu chí của cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; nâng cao nhận thức của Ủy ban Trung ương về vị trí, vai trò của các cá nhân tiêu biểu; Đổi mới cơ chế hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thực hiện tốt các chính sách về cá nhân tiêu biểu; Tăng cường tập huấn, cung cấp thông tin cho cá nhân tiêu biểu.

Đề tài cũng đưa ra các giải pháp để các cá nhân tiêu biểu tăng cường thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; hoàn thiện chủ trương, chính sách pháp luật để phát huy tính tính cực của các nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

 

Tại hội nghị, các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu cho rằng, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp để phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là một đề tài khoa học mới và cần thiết. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho Ủy ban Trung ương mà trực tiếp là Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có giải pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương; đồng thời cũng là tài liệu cho Uỷ ban MTTQ VIệt Nam các địa phương tham khảo trong tổ chức hoạt động của mình.

Từ ý kiến của nhà khoa học trong Hội đồng, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, nhóm nghiên cứu cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Đề tài nhằm đảo bảo chất lượng và yêu cầu đề ra.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, phát huy vai trò, vị trí của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài và trên các lĩnh vực xã hội trong Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng như trong Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp là một trong những giải pháp rất quan trọng để thực hiện đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, với kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần vào việc đưa ra các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thời gian tới.

Qua bỏ phiếu, Hội đồng nghiệm thu đã công nhận đề tài đạt loại xuất sắc.