5 kết quả nổi bật trong công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm 2022

(Mặt trận) - Ngày 8/8 tới đây, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ 13 Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Trước thềm Hội nghị, Ban Biên tập trân trọng điểm lại một số kết quả nổi bật trong công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm 2022.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thăm, chúc mừng Bộ Quốc phòng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đến nay đã cơ bản được kiểm soát nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thuận lợi hơn so với năm 2021, cơ chế điều hành, làm việc cơ bản đã chuyển sang hình thức trực tiếp, có kết hợp trực tuyến, bởi vậy, các nội dung, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã xác định và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh đã được hệ thống MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, chủ động.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các cụ, các vị trong Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2021, trọng tâm phối hợp công tác năm 2022  

Trong đó, cấp trung ương đã triển khai toàn diện các giải pháp để thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ theo hướng trọng tâm, trọng điểm, coi trọng thực chất, hiệu quả, sáng tạo, linh hoạt và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Các hoạt động, hội thảo, hội nghị, khảo sát và hoạt động giám sát được triển khai tới nhiều địa phương. Chú trọng quan tâm, thúc đẩy các nội dung công tác liên quan đến vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trong tình hình mới.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ và các cấp chính quyền trong việc tham gia hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Tham gia đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa, đầu tư công; kế hoạch, lộ trình mở cửa an toàn, khoa học, hiệu quả đón khách du lịch quốc tế, nhất là trong thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi với người có công, … góp phần tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị, được các tầng lớp nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Hội nghị liên tịch thường niên giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm tổng kết công tác phối hợp năm 2021, dự kiến công tác phối hợp năm 2022 

Đổi mới và triển khai đồng bộ, kịp thời trong công tác thông tin, tuyên truyền

Kết quả nổi bật đầu tiên phải kể đến việc đổi mới và triển khai đồng bộ, kịp thời trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân. Hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp đã chú trọng tuyên truyền về kết quả và các chủ trương, quyết sách được ban hành tại Hội nghị Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII); kỳ họp bất thường và kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV; công tác tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và các hoạt động, sự kiện của MTTQ Việt Nam.

Công tác nắm tình hình và tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân tiếp tục được quan tâm, thực hiện nền nếp, thông qua nhiều hình thức hiệu quả, thiết thực, đã chủ động nắm bắt và phản ánh tình hình nhân dân, đoàn viên, hội viên, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy hiệu quả mạng xã hội thông qua việc vận hành “Trang Cộng đồng” Fanpage (Trên Facebook) trong toàn hệ thống MTTQ Việt Nam.

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng hoa chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa 
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu tặng hoa và quà chúc mừng Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng 

Toàn hệ thống Mặt trận tiếp tục triển khai thực hiện các kết luận của Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác dân tộc, tôn giáo; phát huy vai trò các tôn giáo tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cùng rất nhiều hoạt động, mô hình tiêu biểu, có ý nghĩa về công tác dân tộc, tôn giáo; tổ chức các cuộc gặp mặt, lắng nghe ý kiến đồng bào dân tộc, tôn giáo tại địa phương và khi đến chào thăm UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Bằng khen cho các cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài 
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài chụp ảnh lưu nhiệm cùng Đoàn đại biểu kiều bào đến từ 17 quốc gia trên thế giới tham gia chuyến thăm Trường Sa từ ngày 17/5 đến ngày 25/5/2022 

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức các hội nghị trực tuyến với 3 tổ chức (Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, Chính hiệp Trung Quốc) nhằm thông tin về tình hình quan hệ các nước, một số hoạt động nổi bật và trao đổi, thống nhất các nội dung hợp tác trong năm 2022 và các năm tiếp theo; tổ chức khảo sát về công tác đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại một số địa phương; duy trì thường xuyên việc gặp gỡ, trao đổi với các hội đoàn, cá nhân Người Việt Nam ở nước ngoài có ảnh hưởng trong cộng đồng; gặp mặt đoàn đại biểu kiều bào thăm Trương Sa và nhà giàn DK1.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của các cuộc vận động, phong trào thi đua

Kết quả nổi bật thứ hai phải kể đến việc triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tiếp tục tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu trao Huân chương lao động hạng ba cho Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh vì có nhiều đóng góp trong việc triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”  

Theo đó, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp Mặt trận tích cực tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện 5 nội dung với nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp. Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã tiến hành tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Tính đến ngày 30/6/2022, cả nước đã có 5 tỉnh, thành phố được thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương; 5.775/8.227 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 764 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 83 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

 Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 

Các hoạt động vì người nghèo và vận động ủng hộ chương trình an sinh xã hội được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp triển khai có hiệu quả, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên và Kho bạc Nhà nước, tổng số kinh phí và hiện vật đã vận động được là 583 tỷ đồng. Đã phân bổ, hỗ trợ các tỉnh, thành phố và chi mua vắc xin phòng Covid-19 số tiền 1.453,7 tỷ đồng; đã phân bổ 32.515 phần quà Đại đoàn kết và túi quà an sinh, giúp đỡ hộ gia đình, cá nhân khó khăn khi phải giãn cách xã hội; hỗ trợ mua thiết bị vật tư y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch; Quỹ Vắc xin đã chi 690 triệu đồng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu trao 30 căn nhà Đại đoàn kết cho tỉnh Hậu Giang  

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, 6 tháng đầu năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam 4 cấp đã vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội được trên 3.534 tỷ đồng, trong đó Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được trên 961 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương trên 2.572 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và sự trợ giúp của cộng đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 17.766 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ trên 279.000 lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh; giúp đỡ gần 74.000 lượt học sinh, sinh viên về học tập; hỗ trợ gần 90.000 lượt người nghèo về phát triển sản xuất... và hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình dân sinh.   

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tới thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên 

Cùng với đó, các hoạt động tri ân 75 năm Ngày Thương binh - liệt sỹ được triển khai tích cực, với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, ý nghĩa, tính lan tỏa cao, có tác động tích cực nhiều mặt trong toàn xã hội.

Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022  

Bám sát chủ trương mới ban hành năm 2021 tại Chỉ thị số 03 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 28 của Thủ tướng Chính phủ, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết năm 2021 và Hội thảo “Kết nối cung - cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phối hợp với một số bộ, ngành để chuẩn bị tổ chức ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh Cuộc vận động.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì Hội thảo “Kết nối cung – cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại địa phương đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm của địa phương, phối hợp tổ chức các hội chợ, các điểm bán hàng bình ổn giá, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế đất nước, địa phương.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngày càng thực chất, hiệu quả

Điểm nổi bật tiếp theo phải kể đến là công tác tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

 Chủ tịch Đỗ Văn Chiến kiểm tra kết quả thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn 2013-2021

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động triển khai sớm các nội dung giám sát và phản biện xã hội theo kế hoạch năm. Đến ngày 30/6/2022, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì thực hiện 05 nội dung giám sát; các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì thực hiện 05 nội dung giám sát. Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để giám sát các chuyên đề liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân. Ở địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong 6 tháng qua đã tổ chức giám sát 7.728 cuộc, đã kiến nghị 13.345; đã có 12.756 phúc đáp của cơ quan có thẩm quyền (96%) về kết quả xử lý, giải quyết, trả lời.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội nghị góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 

Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện đồng bộ, chủ yếu thông qua các hình thức tổ chức hội nghị trực tiếp. Đến ngày 30/6/2022, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã hoàn thành 2 trong 4 nội dung theo kế hoạch phản biện xã hội năm 2022; tổ chức góp ý nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo báo cáo của 59/63 tỉnh, thành phố, trong 6 tháng qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức phản biện xã hội 1.450 cuộc, đã kiến nghị 28.435 nội dung; đã có 22.583 phúc đáp của cơ quan có thẩm quyền về kết quả tiếp thu ý kiến phản biện.

Như vậy, từ việc ban hành các quy định bảo đảm các điều kiện hoạt động của MTTQ Việt Nam và việc quan tâm trả lời, giải quyết các kiến nghị qua giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, từng bước được các bộ, ngành, Ủy ban dân dân các địa phương lắng nghe, cầu thị và chỉ đạo giải quyết.

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội” họp phiên thứ nhất 
Hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội  

Cũng trong 6 tháng đầu năm, việc tham gia xây dựng, hoàn thiện Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” của Bộ Chính trị; xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội" được triển khai tích cực, chủ động.

Từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam” 

Một trong những điểm nổi bật trong hoạt động của MTTQ 6 tháng đầu năm phải kể đến công tác kiện toàn tổ chức - cán bộ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu tình hình mới và công tác kiểm tra, rà soát, thực hiện công tác tổ chức cán bộ được triển khai nghiêm túc, bảo đảm quy định của pháp luật. Việc đề xuất hoàn thiện cơ chế làm việc và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Mặt trận tiếp tục được quan tâm, chú trọng.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khảo sát cơ chế, chính sách hỗ trợ tại tỉnh Long An 

Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam” góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tương xứng với vị trí pháp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới.

Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai kiện toàn Ban Thường trực và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, cấp tỉnh đã kiện toàn bổ sung 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch, 10 Ủy viên Thường trực.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2021, trọng tâm phối hợp công tác năm 2022 

Điểm nổi bật thứ 5 trong 6 tháng vừa qua là công tác phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với Nhà nước ngày càng chặt chẽ, rõ nét, thực chất; trong phần lớn các quyết sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân, an sinh xã hội, các hoạt động giám sát chuyên đề, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều mời đại diện Mặt trận tham dự.

Cấp Trung ương đã phối hợp tổ chức: Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam năm 2021; Hội nghị tổng kết quy chế phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam năm 2021; Phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai xây dựng Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam (thay thế Nghị quyết liên tịch số 19/2008/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 22/8/2008).

Công tác phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, nhất là 5 tổ chức chính trị - xã hội, 9 tổ chức xã hội có Đảng đoàn được tăng cường theo hướng nêu cao vai trò chủ trì của Mặt trận và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nổi bật trong công tác tham gia phòng, chống Covid-19; trong giám sát, phản biện xã hội; thông tin, tuyên truyền về các sự kiện chính trị, các phong trào thi đua, các cuộc vận động... 

Như vậy, vai trò chủ trì, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên được tăng cường, thực chất, trọng tâm, trọng điểm. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục làm tốt vai trò chủ trì, phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên khác trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ.

Từ những kết quả nổi bật trên có thể khẳng định, hệ thống MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức thành viên đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, quyết sách mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị để triển khai chương trình hành động đã đề ra, từ đó và góp phần vào thành công chung của đất nước trong 6 tháng đầu năm 2022.