Phòng ngừa tham nhũng - Đảng viên ở đâu?

Để chống tham nhũng hiệu quả, vai trò của của mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ, đảng bộ cơ sở trong việc giám sát và tố giác là hết sức quan trọng.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, công tác phòng chống tham nhũng được Đảng, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt. Điển hình như vụ ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, do mắc nhiều sai phạm đã bị khởi tố, điều tra đưa ra xét xử lĩnh án tới mấy chục năm tù. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng chống tham nhũng không có vùng cấm, không loại trừ bất cứ một ai.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói: “Chống tham nhũng hiện nay phải khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh”.

Để chống tham nhũng hiệu quả, ngoài việc vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng Trung ương, thì vai trò của các địa phương, của mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ, đảng bộ cơ sở trong việc giám sát và tố giác là hết sức quan trọng. Song thực tế hiện nay, nhiều người đã tỏ ra e ngại, nể nang né tránh, dĩ hòa vi quý, tính chiến đấu của đảng viên không cao. Trong khi  đó, hành lang pháp lý, các nghị quyết, quy định của Đảng khá đầy đủ và tiếp tục được hoàn thiện, nhưng lại chưa được thực thi đồng bộ...

Làm thế nào để có thể khuyến khích mọi cán bộ, đảng viên cùng chung tay với các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm phóng viên VOV Tây Bắc đã tìm hiểu thực tế ở các tỉnh Tây Bắc và có loạt bài: “Phòng chống tham nhũng: Làm gì để “dưới không lạnh”?

Bài 1: Phòng ngừa tham nhũng- Đảng viên ở đâu?

Cuối năm ngoái, trước phản ánh của báo chí về những dinh thự lớn của quan chức ở nhiều địa phương, trong đó, có biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý, Thanh tra Chính phủ vào cuộc và chỉ ra: Khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, ông Quý đã kê khai thiếu hơn 7.900m2 đất ở, hơn 27.500m2 đất nông nghiệp bà Huệ vợ ông Quý đứng tên, không kê khai một nhà diện tích xây dựng 600m2 tại tổ 51 phường Minh Tân; không kê khai tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.

Khu biệt thự rộng hơn 13.000 m2 của nguyên Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý

Theo đó, ông Phạm Sỹ Quý đã vi phạm quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập, gây nghi ngờ về tài sản của gia đình, tạo dư luận không tốt đối với cán bộ trong bộ máy của Nhà nước cũng như sự minh bạch của đối tượng phải kê khai. Vi phạm Chỉ thị 33-CT/TW ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.

Những vi phạm của vị Giám đốc này không khó để cán bộ, chi bộ, đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện, phòng ngừa. Tuy nhiên, khi được hỏi lại không có cán bộ, đảng viên nào tố cáo, lãnh đạo cũng như cán bộ của Sở đều có câu trả lời chung chung.

Bà Phan Thanh Hương, chi ủy chi bộ văn phòng sở cho biết: “Trường hợp này tôi cũng chưa để ý lắm. Việc kê khai tài sản chưa hết thì tôi cũng không nắm được. Bởi, khi thực hiện kê khai thì Sở thực hiện theo đúng quy trình, không phát hiện ra được là còn thiếu hoặc chưa đầy đủ”.

Ông Trần Đức Lân, Bí thư chi bộ Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và môi trường và ông Hà Mạnh Cường, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Yên Bái cũng đều dè dặt khi trả lời phóng viên VOV. “Thật ra đối với Trung tâm kỹ thuật là đơn vị sự nghiệp thì thường làm theo chỉ đạo của Sở. Tôi lại không phải trực tiếp trong Đảng ủy nên chỉ đạo chung chung của Sở còn nắm được, chứ chỉ đạo chi tiết chỉ có Đảng ủy mới nắm được”; “Trong quá trình sinh hoạt chi bộ cũng có tồn tại hạn chế. Một vài đồng chí cán bộ, đảng viên cũng chưa nhiệt tình trong việc tham gia phát biểu ý kiến, có thể là do ngại phát biểu"....

Không riêng vụ việc ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La là ông Lường Văn Định cùng 4 cán bộ bị truy tố, xét xử vì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong dự án san ủi nền nhà 6 điểm tái định cư và san ủi mặt bằng các công trình công cộng khu Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 820 triệu đồng, sai phạm cũng không được phát hiện từ cơ sở.

Thời gian ông Lường Văn Định đang giữ chức Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai có ký Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình san ủi nền nhà 6 điểm tái định cư và san ủi mặt bằng các công trình công cộng khu Phiềng Nèn, nâng tổng tự toán từ 12,2 tỷ đồng lên 16,5 tỷ đồng.

Nhìn nhận lại vi phạm này, ông Bùi Thái Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra huyện ủy và ông Nguyễn Hoài Thu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Nhai cho rằng, việc của đồng chí nguyên Chủ tịch được phát hiện qua công tác kiểm tra của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Thực tế vừa qua vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của cấp ủy ở một số nơi không hoàn toàn tốt.

“Trong công tác di dân tái định cư giai đoạn 1 do thời gian, tiến độ, khối lượng công việc quá gấp nên có thể có những sai sót. Tuy nhiên, sai sót ở đây có thể chưa làm đúng quy trình chứ không có chuyện làm ngang làm ngửa hoặc làm việc mà Luật không cho phép từ lập dự án, lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công”- ông Nguyễn Hoài Thu nói.

Qua khảo sát về tố cáo tham nhũng mới đây của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại nhiều tỉnh, có rất ít cơ quan phát hiện ra tham nhũng mà phát hiện được chủ yếu từ tin tố cáo của nhân dân, từ báo chí và cơ quan chức năng chứ không phải của cán bộ, đảng viên, chi bộ, đảng bộ cơ quan đó. Vậy điều gì khiến cán bộ, đảng viên e ngại, sợ khi tố cáo tiêu cực, tố cáo tham nhũng, trong bài 2 của Loạt phóng sự sẽ đi sâu vào vấn đề này.