“Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân”

Từ tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương đều không phụ thuộc vào dân mà chỉ phụ thuộc vào cấp trên.

Đạ Huoai (Lâm Đồng): Bàn giao 7 căn nhà đại đoàn kết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Lai Châu trao nhà đại đoàn kết năm 2024

Khối MTTQ và Đoàn thể tỉnh Bắc Kạn tổng kết thi đua năm 2024

Thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016, sáng 30/10, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng kết quả cải cách tổ chức bộ máy tuy đã đạt nhiều kết quả nhưng chưa vững chắc, còn tình trạng cấp trên "ôm đồm", cấp dưới "đẩy việc" lên cấp trên.

Việc gì cũng xin phép, dẫn đến quá tải ở Trung ương, cấp dưới bị động, ỷ lại, cơ chế xin - cho bị lạm dụng, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, và cuối cùng công việc của dân, của nước bị ách tắc...

 Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng)

Đại biểu cho rằng đạo đức công vụ của một bộ phận công chức còn hạn chế, chưa ý thức rằng mình là công bộc của dân. Nguyên nhân công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch là do họ ít phụ thuộc vào dân, bởi từ tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương đều không phụ thuộc vào dân mà chỉ phụ thuộc vào cấp trên.

Bên cạnh đó là công chức không thạo việc (dù bằng cấp rất đầy đủ) nên không giải quyết được nhanh công việc; tình trạng phân cấp phân nhiệm thiếu triệt để, rõ ràng dẫn tới cấp trên phải làm thay cấp dưới...

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy; quan chức hành chính phải được tuyển dụng theo tiêu chí cụ thể; xây dựng quy chế cụ thể đánh giá công chức trên cơ sở hài lòng của người dân một cách thực chất

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ thời gian qua, nhưng cũng cho rằng tiến trình cải cách đang đứng trước nhiều thử thách, trở lực cần phải vượt qua. Do vậy cần đề cao tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cải cách trong thời gian tới.

 

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương): Phải có "bàn tay sắt" để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Theo đó, đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các khuyến điểm, sai phạm, buông lỏng quản lý, tình trạng "vô cảm" ... của người đứng đầu ở địa phương, nhất là sai phạm làm nhân dân bức xúc. Đại biểu đề nghị cần có giải pháp mạnh mẽ về tinh thần để có đủ dũng khí vượt qua trở ngại và phải có "bàn tay sắt" như Đảng đang làm trong công tác cán bộ để quyết tâm tinh gọn bộ máy, tin giản biên chế.

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) nhấn mạnh trách nhiệm của chính quyền địa phương, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Theo đại biểu, mặc dù quy định về tổ chức bộ máy ở địa phương là rất cụ thể, chi tiết với yêu cầu rất ngặt nghèo là chấp hành, nhưng không gắn với yêu cầu cuối cùng là nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, thực thi nhiệm vụ. Vì thế, khi những khó khăn, phức tạp, yếu kém, buông lỏng quản lý nảy sinh thì lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, có chỗ đổ thừa cho quy định cấp trên.

“Chúng ta chưa thực sự gắn được trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính cấp tỉnh và cấp Trung ương...” – đại biểu phân tích.