Cần thiết có Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ngày 22/9, bên lề Hội thảo giáo dục 2017, chia sẻ với báo chí về vấn đề giải tán Hội phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh rất cần thiết, có chức năng kết nối giữa nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục học sinh.

Hải Phòng: Nhiều mô hình hay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Sóc Trăng trao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ hai, khóa XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng cần xem xét hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh để đảm bảo đúng hiệu quả và phát huy đúng vai trò chức năng của mình.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Kim Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thêm, Bộ GD&ĐT sẽ xem lại Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nếu có điều gì bất hợp lý, chưa phù hợp với thực tế thì sẽ có sự điều chỉnh. Vì tại Điều 10 của Thông tư 55 có quy định về Hội phí. Có thể ở một số nơi, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã lách quy định này để thực hiện việc thu ở trong lớp, trường học không đúng quy định hay thu thêm những khoản tiền khác. Việc phụ huynh muốn đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện.

“Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường thanh, kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh việc thực hiện quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trách nhiệm của phụ huynh và nhà trường là cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục tốt, không nên biến tướng Hội phụ huynh thành tổ chức để lạm thu trong nhà trường”- Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.

Hiện nay, dư luận xã hội “xôn xao” chuyện anh Võ Quốc Bình, một phụ huynh ở TP Hồ Chí Minh vừa có đơn gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Hội phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh).

Ngày 19/9/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GD&ĐT rà soát các văn bản của Bộ bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của người đóng góp, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đủ nguồn lực cho giáo dục của địa phương theo quy định; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm việc thu các khoản thu theo đúng quy định.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm; kịp thời hỗ trợ các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở giáo dục ở khu vực khó khăn, chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, bảo đảm tất cả học sinh được đi học đầy đủ.