Bình Định: Triển khai Kế hoạch giám sát xây dựng nông thôn mới

(Mặt trận) - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới và các huyện có xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án, 2 vụ việc

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Quang cảnh buổi họp. 

Thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Chương trình phối hợp thống nhất và hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định năm 2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới và các huyện có xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã thực hiện việc giám sát về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới và các huyện có xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh gồm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020: xã Bình Thành (huyện Tây Sơn), xã Canh Vinh (huyện Vân Canh), xã An Hòa (huyện An Lão), xã Mỹ Chánh Tây và Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ), xã Cát Hải và Cát Thắng (huyện Phù Cát), xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước); UBND của 06 huyện có xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 gồm xã: Tây Sơn, Vân Canh, An Lão, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và huyện Tuy Phước đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Thời gian giám sát dự kiến vào đầu tháng 9/2020. 

Việc giám sát là nhằm đánh giá tình hình, kết quả tổ chức, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và việc giữ vững các tiêu chí đã đạt được; đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Đồng thời, lắng nghe, tổng hợp các ý kiến đề xuất, kiến nghị của địa phương, cơ sở về những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Từ đó, kiến nghị các cơ quan Trung ương, Tỉnh liên quan, có giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian đến đạt kết quả cao nhất.