Biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

(Mặt trận) - Một bạn đọc gửi đến chuyên mục Mặt trận trả lời câu hỏi như sau: Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có từ khi nào và do ai thiết kế?

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ 15/11/1988 đến 20/1/1999, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phát động trên toàn quốc cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đã nhận được 212 mẫu của 180 tác giả là các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên gửi dự thi. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng giám khảo, sau khi trưng cầu ý kiến các vị Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại kỳ họp lần thứ 6 (khóa IV), Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã quyết định lấy mẫu dự thi của họa sĩ Trần Mai làm biểu trưng chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phía trên và chính giữa của biểu trưng nổi bật hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ Tổ quốc Việt Nam, kết hợp với hình ảnh hoa sen trắng cách điệu nói lên hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Những cánh hoa sen liên kết còn tượng trưng cho khối đoàn kết thống nhất chính trị của mọi người Việt Nam yêu nước.

Đường ngoài hình vòng cung màu vàng là cách điệu 2 nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ "Mặt trận Tổ quốc".

Phía dưới là hình nửa bánh xe cách điệu có dòng chữ "Việt Nam", biểu hiện cho giai cấp công nhân - giai cấp tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Mẫu biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, là khái quát tổng thể cho khối thống nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tới mục tiêu chung: Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để mẫu biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có được sự hài hòa, cân đối và chính xác, khi vẽ, thực hiện phóng to, thu nhỏ cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

- Đường kính của mẫu là 125mm, muốn phóng to lên để phù hợp với kích thước, diện tích nơi sử dụng thì nhân lên theo đúng tỷ lệ. Thí dụ: Muốn phóng to biểu trưng lên gấp 10 lần (125mm thành 1250mm) thì các chi tiết bên trong cũng nhân lên như vậy. Hoặc nếu thu nhỏ, tỷ lệ sẽ thực hiện ngược lại.

Màu sắc: trên biểu trưng có 3 màu.

+ Màu đỏ tươi nguyên chất (đỏ cờ).

+ Màu vàng tươi nguyên chất.

+ Màu vàng sẫm, nét nổi của sao và lúa (màu vàng pha thêm ít đỏ, nâu hoặc nếu là nhũ vàng thì không cần pha).

BBT