Tìm hiểu sâu những vấn đề cần giám sát ở cơ sở

(Mặt trận) - Chiều 28/6, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo Giám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW đã có buổi làm việc với Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. Cùng dự buổi làm việc có ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cho biết: Mục đích của buổi làm việc là nghe, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; những vấn đề làm được, khó khăn vướng mắc; tìm được nguyên nhân của những vướng mặc đó. Yêu cầu đặt ra là chúng tôi muốn tìm hiểu để đoàn đi giám sát ở địa phương, tìm hiểu sâu hơn những vấn đề cần phải giám sát ở cơ sở; giúp cho đoàn giám sát có cẩm nang, cơ sở cho việc giám sát đạt được hiệu quả thiết thực trong năm ra quân đầu tiên.

Tại buổi làm việc, ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB và XH) cho biết: Thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Đặc biệt, Bộ đã thực hiện công khai mục tiêu chuẩn đầu ra. Việc xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của từng bậc học trong từng ngành nghề đào tạo được xác định theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và trên cơ sở Thông tư quy định về xây dựng chương trình đào tạo, Thông tư quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp mỗi cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp (chuẩn đầu ra), tạo hướng mở để cho các trường tự chủ trong việc tuyên bố chuẩn đầu ra, phù hợp với năng lực và điều kiện vùng, miền theo từng ngành, nghề đào tạo của trường.

Kết quả giai đoạn 2014-2015, xây dựng được 82 chương trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 82 nghề trọng điểm cấp quốc gia. Xây dựng 55 chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 55 nghề. Xây dựng và ban hành 96 bộ chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, thí điểm 14 bộ giáo trình cho 14 nghề trọng điểm cấp quốc gia và thí điểm xây dựng được 55 chương trình đạo tạo cho 55 nghề trình độ sơ cấp, sau đó chuyển giao cho Bộ NN và PTNT. Hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng quy trình xây dựng chuẩn đầu ra và xây dựng thí điểm chuẩn đầu ra cho 2 nghề là công nghệ thông tin và quản trị khách sạn năm 2016. Đến cuối năm 2018, dự kiến sẽ ban hành được 159 chuẩn đầu ra cho 159 ngành nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Trong việc thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng, có thể nói giáo dục nghề nghiệp đã có bước ngoặt lớn, gắn người học ra trường với việc đào tạo lớp thợ cho xã hội. Đến nay, trên các tỉnh thành, hệ thống các trường dạy nghề đã tương đối ổn định và đồng bộ. Rất nhiều hoạt động giáo dục nghề nghiệp có chuyển biến. Trước đây, xã hội dường như bỏ quên các trường nghề, năm 2017 có 2,2 triệu người học nghề. Tuyển sinh dạy nghề xét tuyển quanh năm, chuyển hướng tìm công việc phù hợp với bản thân, với yêu cầu xã hội. Thay đổi quan điểm từ tuyển sinh sang tuyển dụng.

Các đại học địa phương tuyển sinh khó khăn, nhưng trường dạy nghề tuyển sinh rất tốt. Như Hà Giang năm 2018 tuyển sinh được gần 1.000 học sinh học nghề trung cấp, ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm ở các khu công nghiệp, với mức lương từ 5-6 triệu đồng.

Quang cảnh buổi làm việc.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quân cũng thừa nhận: Sự chuyển biến chưa đồng đều, các tỉnh có khu công nghiệp, trường dạy nghề tuyển dụng rất tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên yếu, lương thấp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng tỷ lệ lao động thông qua đào tạo. Các doanh nghiệp FDI vẫn tuyển lao động phổ thông. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có liên kết với các trường dạy nghề...

Do đó, Bộ quyết tâm đổi mới, cắt giảm 60% thủ tục hành chính với lĩnh vực dạy nghề do Bộ quản lý, chủ trương hệ thống giáo dục theo hướng mở theo NQ 29. Đặc biệt chú trọng, mở các khoa ngoại ngữ tiếng Trung, Nhật, Hàn. Đẩy mạnh công nghệ thông tin, đưa tư duy khởi nghiệp vào đào tạo. Hợp tác quốc tế khá mạnh.

Trao đổi tại cuộc làm việc, ông Phan Đăng Hùng, Trưởng Ban Phong trào Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá: năm 2017-2018, Bộ có những bước tiến triển khả quan, gỡ khó được vấn đề việc làm cho xã hội. Ông Hùng cũng đề xuất, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng “gánh” 200.000 sinh viên thất nghiệp, tạo việc làm cho các em.  

Về vấn đề xã hội học tập, cần có các giải pháp để giải quyết vấn đề thanh niên phải ra thành thị mưu sinh, gây ra những vấn đề xã hội. Vấn đề dạy nghề có nhiều gương sáng cần phát huy. Đẩy mạnh học nghề cho lao động nông thôn.  

Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá: Bộ có hướng đi rất khả quan, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của người dân. Tuy nhiên, Bộ cũng cần xem xét cùng với việc dạy nghề phải dạy người, đặc biệt là dạy ý thức kỷ luật lao động, kỹ năng công nghiệp. Đánh giá chất lượng dạy người về ý thức lao động.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cho biết: Khi đoàn giám sát có kết quả giám sát, sẽ tiếp cận với báo cáo của Bộ, Ban Tuyên giáo, các báo cáo địa phương. Từ kết quả giám sát sẽ đối chiếu sẽ đánh giá được thực chất hơn việc thực hiện Nghị quyết 29 trong thời gian qua.