Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

(Mặt trận) - Sáng 23/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Nhất, với tổng số 470/470 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,19% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Quang cảnh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV 

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV gồm 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ. Cụ thể các bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế. Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Trước đó, theo tờ trình được Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV giữ ổn định như Khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng nhất trí với phương án mà Chính phủ trình và cho rằng việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện “mục tiêu kép”.

Cũng trong ngày làm việc hôm nay, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, các đại biểu thảo luận ở tổ về nội dung này.

Chiều cùng ngày, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 Đào Ngọc Dung sẽ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2016-2021 Lê Minh Hoan, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.