Nghỉ học tránh dịch dài ngày, thời gian năm học thay đổi ra sao?

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Việc nghỉ học kéo dài khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, với khung hế hoạch thời gian năm học hiện tại đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh, hiện tại, khung này vẫn có thể khả thi.

Ông Thành cho rằng, nếu các địa phương cho học sinh nghỉ hết ngày 16/3, thì tổng số thời gian nghỉ tránh dịch sẽ là 6 tuần. Trong khi đó, khung thời gian năm học lùi 4 tuần, cộng thêm 2 tuần dự trữ vốn có của học kỳ, như vậy sẽ đủ bù 6 tuần.

Kế hoạch năm học sẽ được Bộ GD-ĐT điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế của dịch bệnh. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, phải nghỉ thêm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, cụ thể là công văn 4612 có nội dung giao cho các trường được chủ động rà soát, tinh giản những nội dung dạy học và xây dựng kế hoạch nhà trường để đảm bảo thực hiện chương trình. Theo đó, căn cứ vào khung thời gian còn lại của năm học này, các trường có thể xây dựng kế hoạch cho mình để đảm bảo khung mà Bộ GD-ĐT ban hành.

“Trường hợp phải nghỉ nhiều hơn nữa, chúng ta vẫn còn quỹ thời gian phía sau, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Bộ sẽ có những điều chỉnh với những mốc quan trọng để đảm bảo việc thực hiện chương trình khả thi. Song phải căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới”, ông Thành nêu rõ.

Đại diện Bộ GD- ĐT cho biết, Bộ đã xây dựng một số phương án để sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh. Do đó, học sinh, phụ huynh và giáo viên có thể yên tâm, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, chứ không cố định các thời điểm của năm học. Việc điều chỉnh các phương án sẽ tùy thuộc vào việc khống chế được dịch bệnh đến đâu.

Thời gian thi THPT quốc gia có thay đổi?

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thành, với khung thời gian năm học mà Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, khoảng thời gian giữa mốc thời điểm kết thúc năm học (30/6) và thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia (23-26/7) vẫn tương đương các năm trước.

Với những địa phương phải cho học sinh nghỉ thêm, trước mắt nhà trường có thể chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục trong khung thời gian còn lại để khắc phục.

Trong trường hợp địa phương phải cho học sinh nghỉ dài hơn, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và điều chỉnh cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp để đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình cũng như đảm bảo thời gian ôn thi.

“Theo tính toán của chúng tôi, vẫn có một khoảng thời gian cho phép trước ngày khai giảng năm học tới 5/9 để có thể nới khung thời gian năm học nếu cần thiết.

Về việc các trường tự tổ chức chương trình giáo dục từ xa, ông Thành cho rằng, với cấp học phổ thông, việc học trực tuyến, hay qua mạng đã được các trường thực hiện từ lâu,  không phải chỉ khi đến mùa dịch. Qua đó, học sinh vẫn có thể làm những bài tập, nộp sản phẩm cho giáo viên qua mạng và có thể đánh giá.

Nhà trường có thể chủ động để xây dựng các nội dung bài học, nhưng vẫn phải hướng dẫn học, kiểm soát một cách bài bản. Việc học trực tuyến giúp học sinh duy trì được việc học và khi trở lại trường có thể tiếp tục nội dung các chương trình. Sắp tới, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc này.

Mới đây, ngoài việc học trực tuyến qua mạng, livestream trên các nền tảng công nghệ khác nhau, để đảm bảo việc học của học sinh, nhiều địa phương như Nam Định. Hà Nội... đã triển khai chương trình học qua truyền hình để mọi đối tượng học sinh đều dễ dàng tiếp cận.