Ngày 3/9: Việt Nam có thêm 14.922 ca nhiễm mới COVID-19, trong ngày có 338 ca tử vong, các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch

(Mặt trận) - Ngày 3/9, Việt Nam ghi nhận thêm 14.922 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 và đã có 338 ca tử vong; Hà Nội: Ưu tiên vaccine Pfizer cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai; TP Hồ Chí Minh có gần 8.500 ca mắc mới trong 24 giờ qua, chưa phát hiện biến chủng mới; Tiền Giang tiếp tục chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng; Long An: Tăng cường trực chiến chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19;... đó là những thông tin nổi bật về tình hình COVID-19 trong ngày.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Lực lượng chức năng thiết lập hàng rào nhiều lớp phong toả ngách 32 ngõ 76 phố An Dương 

Việt Nam có thêm 14.922 ca nhiễm mới, trong ngày có 338 ca tử vong

Tính từ 17 giờ ngày 2/9 đến 17 giờ ngày 3/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; gồm 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (8.499 ca), Bình Dương (3.676 ca), Đồng Nai (986 ca), Long An (564 ca), Tây Ninh (267 ca), Tiền Giang (154 ca), Kiên Giang (104 ca), Đồng Tháp (82 ca), Đà Nẵng (81 ca), Bình Thuận (75 ca), An Giang (62 ca), Khánh Hòa (61 ca), Hà Nội (58 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (39 ca), Nghệ An (37 ca), Quảng Ngãi (24 ca), Phú Yên (19 ca), Bình Định (17 ca), Thanh Hóa (15 ca), Cần Thơ (10 ca), Gia Lai (10 ca), Đắk Nông (9 ca), Bình Phước (8 ca), Vĩnh Long (8 ca), Trà Vinh (5 ca), Hà Tĩnh (5 ca), Bến Tre (5 ca), Cà Mau (4 ca), Quảng Nam (3 ca), Nam Định (2 ca), Bạc Liêu (2 ca), Bắc Ninh (1 ca), Hậu Giang (1 ca), Bắc Giang (1 ca). Trong đó có 9.275 ca trong cộng đồng.

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.708 ca. Tại TP Hồ Chí Minh tăng 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 501.649 ca nhiễm, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Việt Nam có số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có 267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (241.084 ca), Bình Dương (126.408 ca), Đồng Nai (26.314 ca), Long An (23.785 ca), Tiền Giang (10.290 ca).

Trong ngày 3/9, có số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 11.344 ca.

Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 270.668 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên hệ thống ghi nhận 308 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (250 ca), Bình Dương (44 ca), Đồng Tháp (5 ca), Hà Nội (2 ca), Đắk Lắk (2 ca), Tiền Giang (2 ca), Bến Tre (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Khánh Hòa (1 ca).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.446 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong ngày 2/9, cả nước có 283.221 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.

Bộ Y tế tiếp tục triển khai phân bổ 54.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 cho các cơ sở điều trị, nâng tổng số thuốc này đã phân bổ lên hơn 227.680 lọ. Đây là lần phân bổ thứ 5 thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 của Bộ Y tế và đợt phân bổ này tập trung chủ yếu cho các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Tại TP Hồ Chí Minh, đã xây dựng kế hoạch hướng tới việc tuyển dụng và trả lương cho những trường hợp F0 đã khỏi bệnh khi tham gia vào công tác chăm sóc người mắc COVID-19 đang điều trị vì sau khi bị nhiễm COVID-19 và được điều trị ổn định thì những người này sẽ có nồng độ kháng thể trong cơ thể, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2. Do đó, lực lượng F0 khỏi bệnh có kháng thể có thể tham gia cùng Thành phố trong công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ điều dưỡng, thực hiện công tác hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn… để nhân viên y tế dành thêm thời gian thực hiện công tác chuyên môn.

 Ảnh minh họa

Hà Nội: Ưu tiên vaccine Pfizer cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai

Theo Sở Y tế Hà Nội, Thành phố sẽ ưu tiên 80.730 liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer để tiêm cho 3 nhóm mới gồm: Người mắc bệnh nền mãn tính, người trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai hơn 13 tuần.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trên địa bàn Thành phố đợt 12.

Theo đó, đối với 80.730 liều vaccine COVID-19 của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi 1 phân bổ tiếp tục để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau:

1. Người mắc bệnh mãn tính;

2. Người trên 65 tuổi;

3. Phụ nữ đang mang thai > 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Đối với 800.700 liều vaccine AstraZeneca tiếp tục phân bổ để tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc nhóm các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng.

1. Các đối tượng đến thời gian cần phải tiêm trả mũi 2.

2. Người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu: Công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng.

3. Người nằm trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại các khu vực có dịch (vùng đỏ), vùng nguy cơ cao trong khu vực vùng đỏ sau khi xét nghiệm âm tính.

4. Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn Thành phố.

5. Người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.

Các đối tượng theo thứ tự ưu tiên đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo phương án 170/PA-UBND của Thành phố và thực hiện tiêm cho các đối tượng khác khi có chỉ đạo của UBND Thành phố và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tiếp tục tăng tốc độ, tăng diện bao phủ vaccine phòng COVID-19; tuân thủ khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo Quyết định số 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế. Chuyển đối tượng thận trọng cần tiêm chủng tại bệnh viện theo phân cấp các điểm tiếp nhận.

Hà Nội yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch tiêm chủng hợp lý, bảo đảm sử dụng vaccine hiệu quả, tránh hao phí và sử dụng hết vaccine trước hạn sử dụng; sử dụng vaccine có hạn gần trước...

 Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tiến hành xét nghiệm để sàng lọc F0

TP Hồ Chí Minh có gần 8.500 ca mắc mới trong 24 giờ qua, chưa phát hiện biến chủng mới

Ngày 3/9, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, về mặt khoa học, tất cả các virus lây bệnh có thể có những biến chủng mới, tuy nhiên Việt Nam hiện chưa phát hiện biến chủng mới ngoài chủng Delta đang lưu hành.

Chiều 3/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận trong 24 giờ qua, TP Hồ Chí Minh có 8.499 trường hợp nhiễm mới, tăng 2.536 ca. Bên cạnh đó, trong ngày ghi nhận 250 trường hợp tử vong. Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có tổng cộng 241.084 trường hợp mắc COVID-19 được công bố.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện chưa phát hiện thêm biến chủng nào ngoài Delta đang lưu hành tại Việt Nam. Về mặt khoa học, tất cả các virus trong quá trình lây bệnh có thể sẽ có biến chủng mới, vì vậy vẫn phải quan sát để có giải pháp ứng phó khi có các biến chủng mới xuất hiện.

Trước tình trạng F0 tăng lên, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, ở các tầng điều trị tại thành phố, số giường đều tăng lên. Cụ thể, tầng 1 giữa tháng 8 có 23.889 giường, đến ngày 31/8 tăng lên 29.439 giường; tầng 2 giữa tháng 8 là 49.392 giường, đến ngày 31/8 là 60.400 giường; tầng 3 giữa tháng 8 là 3.383 giường, cuối tháng 8 là 4.600 giường. 

Thông tin về tình hình dịch COVID-19, ông Phạm Đức Hải cho biết thêm, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 2/9, TP Hồ Chí Minh có tổng cộng 120.509 bệnh nhân xuất viện và 9.974 trường hợp tử vong do mắc COVID-19. Hiện đang điều trị 41.470 bệnh nhân, trong đó có 2.915 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.779 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm đến ngày 2/9 là 6.268.327 (tăng 42.367 mũi vaccine so với ngày 1/9), trong đó tổng số mũi 1 là 5.899.379, mũi 2 là 368.948, số người được tiêm trên 65 tuổi và người có bệnh nền là 689.191 mũi

  Test nhanh tầm soát vi rút SARS-COV-2 cho người dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: TTXVN

Tiền Giang tiếp tục chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Thảo cho biết, tranh thủ thời gian kéo dài giãn cách xã hội đến ngày 15/9, địa phương đang đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng, chống dịch COVID-19.

Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, là địa phương nằm trong nhóm tỉnh có số ca mắc và tử vong cao ở phía Nam. Tính đến ngày 2/9, toàn tỉnh ghi nhận 10.684 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó đã điều trị khỏi bệnh 5.605 trường hợp và có 252 trường hợp tử vong.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Thảo cho biết, tranh thủ thời gian kéo dài giãn cách xã hội đến ngày 15/9, địa phương đang đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng, chống dịch COVID-19, đưa tỉnh sớm trở lại trạng thái bình thường mới, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Trần Thanh Thảo, trong đợt 1 của chiến dịch từ ngày 18/8 đến ngày 30/8/2021, toàn tỉnh đã lấy 457.601 mẫu gộp xét nghiệm trong đó phát hiện 1.552 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2. Tiền Giang đang tiếp tục triển khai đợt 2, tính đến ngày 2/9, đã lấy được 83.118 mẫu gộp xét nghiệm, phát hiện 218 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2.

Để đạt kết quả của chiến dịch xét nghiệm tầm soát đợt 2, đặc biệt là lấy mẫu tầm soát trên diện rộng tại những nơi có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và bình thường mới, Tiền Giang tăng cường năng lực xét nghiệm của các cơ sở y tế trong tỉnh. Trong những ngày tới, tỉnh tiếp tục triển khai xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công. Đồng thời, tỉnh bố trí thêm nhân lực, chuẩn bị triển khai thêm hệ thống xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.

Thành phố Mỹ Tho hiện là “điểm nóng” về COVID-19 ở tỉnh Tiền Giang. Tính đến ngày 2/9, qua sàng lọc trên địa bàn đã phát hiện 5.110 ca F0, trong đó đã điều trị khỏi bệnh 1.560 trường hợp, 133 trường hợp tử vong.

Chánh Văn phòng UBND thành phố Mỹ Tho Phạm Văn Hiếu cho biết, để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, phục vụ công tác tầm soát, sàng lọc và tách F0 ra khỏi cộng đồng, từ ngày 19/8/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Mỹ Tho đã quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố. Sau 10 ngày phong tỏa, sàng lọc, qua xét nghiệm diện rộng, địa phương đã phát hiện 1.142 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, thành phố quyết định tiếp tục phong tỏa từ ngày 29/8/2021 cho đến khi có thông báo mới nhằm phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng SARS-CoV-2 đợt 2.

Cùng với đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát COVID-19, Tiền Giang chú trọng tập trung khâu điều trị, phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường năng lực điều trị tích cực các ca nặng, nguy kịch nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và có thêm nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện. Tỉnh đã thành lập 7 bệnh viện dã chiến cùng với Bệnh viện Truyền nhiễm số 6 (Bộ Quốc phòng) và Trung tâm Hồi sức bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn, có tổng quy mô 7.110 giường bệnh, đang tập trung thu dung, điều trị, cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19 nặng. Ngoài ra, còn có mạng lưới bệnh viện tuyến tỉnh và các Trung tâm y tế tuyến huyện với tổng quy mô 190 giường bệnh, phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ, giảm tải cho các bệnh viện dã chiến hiện có.

Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 đang được tỉnh tiến hành rất khẩn trương. Từ khi triển khai đến nay, Tiền Giang đã có 289.215 người được tiêm phòng, trong đó lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch cơ bản đều được tiêm vaccine phòng COVID-19 kịp thời.

 Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Long An: Tăng cường trực chiến chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19

Chiều 3/9, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Long An Nguyễn Văn Được có văn bản về việc trực chiến (24/7) chỉ đạo phòng, chống COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cung cấp số điện thoại và phân công lãnh đạo trực chỉ huy, điều hành thống nhất, xuyên suốt, đảm bảo trực chiến, giữ liên lạc và kết nối (24/7); nắm chắc tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương và các nội dung chỉ đạo cốt lõi, trọng tâm của Trung ương và địa phương trong thời gian qua. Ban Chỉ đạo các cấp đảm bảo phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn với các lực lượng hỗ trợ của cơ quan, địa phương khác trong công tác phòng, chống dịch; đồng thời, kịp thời báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh quán triệt, lãnh đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, thực chất với tinh thần “Lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài”, “người dân là chiến sĩ” trong phòng, chống dịch. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi ngành, mỗi cấp, đặc biệt là người đứng đầu phải đổi mới tư duy và phương pháp làm việc, nâng cao tính chủ động, năng động, sáng tạo, bản lĩnh, quyết liệt, khẩn trương; phải luôn nêu cao tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; làm việc với tinh thần trách nhiệm, hết sức mình, “làm hết việc chứ không làm hết giờ”, luôn đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết, xem đó là động lực để vượt qua các khó khăn, thách thức..

Thời gian qua, Long An đã triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát và có dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Tính đến 20 giờ 2/9, tỉnh Long An có 24.356 ca mắc COVID-19 (trong đó, có 7.593 cộng đồng, 1.807 ca trong khu cách ly, 14.956 ca trong khu phong tỏa). Ngành y tế đã điều trị khỏi 16.265 ca (66,7%); tử vong 284 ca (1,16%), đang điều trị 6.307 ca (25,89%). Tỉnh đã tổ chức tiêm 912.169 liều vaccine, trong đó, mũi 1 là 852,810 liều và mũi 2 là 59,359 liều.