Một số lưu ý của chuyên gia Trần Đắc Phu nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19

(Mặt trận) - Trong bối cảnh Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh... PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khuyến cáo người dân chỉ nên đi chợ 2 lần/tuần nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh; đồng thời lưu ý về mô hình bảo vệ các vùng xanh an toàn tại các địa phương có dịch.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên

Hà Nội: Quận Thanh Xuân tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) 

Tính đến trưa ngày 3/8, thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 23 ca mắc COVID-19 mới, tính từ 18 giờ 2/8 đến 12 giờ 3/8, Hà Nội ghi nhận 52 trường hợp mắc mới COVID-19. Như vậy, từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội đã có 1.397 ca mắc, trong đó có hơn 800 ca được ghi nhận trong cộng đồng.

Đặc biệt, gần đây Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, ở hầu hết tất cả các quận, huyện, đặc biệt la tại các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối... nhiều người tập trung, qua lại.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu giải thích, các chợ liên tiếp ghi nhận ca mắc COVID-19 bởi trong số những người đến đây có các ca F0. Thông qua truy vết, giám sát, các lực lượng phát hiện thêm nhiều ca ở khu vực này, chủ yếu là những trường hợp thứ phát từ một ổ dịch trong cộng đồng.

Trong bối cảnh Thủ đô Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, để đảm bảo an toàn, chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân không nên đi chợ quá nhiều lần trong tuần, chỉ đi chợ trong trường hợp thật sự cần thiết, tập trung mua những đồ dùng thiết yếu. Với số lượng hàng hóa ổn định, người dân có thể mua đủ đồ dùng cho mấy ngày mỗi lần, khi mua về cần có có phương án bảo quản, sử dụng hợp lý. Để đảm bảo số lượng hàng cần mua, trước khi ra chợ, người dân nên kê khai danh mục cần thiết, mua nhanh, không nên kéo dài thời gian ở những khu vực có nguy cơ.

Chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng việc một số nơi ở Hà Nội phát phiếu đi chợ 2 ngày/lần là "hơi dày", chỉ nên để khoảng 2 lần/tuần là hợp lý. Cùng với đó, chính quyền, Ban quản lý các chợ cũng phải sắp xếp lại việc bán hàng của các tiểu thương và người dân, chỉ nên cho bán những sản phẩm thiết yếu, đặc biệt chú ý khoảng cách giao tiếp giữa hai người; bố trí đường đi mua hàng theo một chiều, tức vào một đầu, ra một đầu. Một số nơi đã có những giải pháp giữ khoảng cách như tấm kính chắn hoặc che ni lông, đặt các dấu chân, căng dây, đeo tấm chắn kính khi bán hàng... Tại những nơi có nguy cơ cao, người đi chợ và người bán hàng phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế nhằm hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng. 

Hiện tại, Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa ra phương án quét mã QR code cho người dân khi di chuyển giữa các địa điểm, chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng cần triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa phương án này, hỗ trợ cho công tác truy vết khi phát hiện ra các ca F0 có liên quan.

Liên quan đến mô hình bảo vệ các "vùng xanh" an toàn như Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai trong thời gian qua, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho rằng nên nhân rộng hiệu quả các mô hình này tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và những địa phương có nguy cơ, trong đó có Hà Nội.

Theo đó, cần phân ra các vùng khác nhau để đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại từng địa phương. Vùng đỏ (nguy cơ rất cao), vùng vàng (nguy cơ cao) và vùng xanh (an toàn). Về nguyên tắc, vùng đỏ đã bị phong tỏa rất chặt, không để F0 lây nhiễm ra cộng đồng, ngược lại, vùng xanh là những vùng chưa có ca bệnh, không để F0 lọt vào bên trong. Từ đó, các lực lượng có 2 cách truy vết khác nhau: Những vùng xanh vẫn có thể truy vết được, nhưng những "vùng đỏ" như Thành phố Hồ Chí Minh, phải ưu tiên cho công tác điều trị. Mô hình bảo vệ các "vùng xanh" tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 là để tạo vùng đệm, vùng lõi để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.

Các lực lượng chức năng lập chốt kiểm soát vùng cách ly y tế tại phường Chương Dương. 

* Trưa 3/8: Hà Nội có thêm 23 ca mắc mới, trong đó có 2 nhân viên của Vinmart

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ 7h đến 12h ngày 3-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 23 ca mắc mới, trong đó có 15 ca tại cộng đồng, 8 ca trong khu cách ly.

Các ca mắc mới này được phân bố tại 11 quận, huyện: Hoàn Kiếm (6), Hoàng Mai (6), Thường Tín (3), Cầu Giấy (1), Thạch Thất (1), Tây Hồ (1), Bắc Từ Liêm (1), Đống Đa (1), Thanh Trì (1), Ba Đình (1), Nam Từ Liêm (1) và phân bố theo chùm ca bệnh: Ho, sốt thứ phát (15), sàng lọc ho sốt (3), liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội (3), liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh (1), liên quan đến chùm ca ở phường Bùi Thị Xuân - quận Hai Bà Trưng (1).

Như vậy, tính từ 18h ngày 2-8 đến 12h ngày 3-8, Hà Nội ghi nhận 52 trường hợp mắc mới.

Trong 26 ca mắc mới, có 15 bệnh nhân (BN) thuộc chùm ho, sốt thứ phát, trong đó có 9 BN (BN1-BN9) đều là các F1 có tiếp xúc, bán hàng, chơi cùng với F0. Các trường hợp này đã được cách ly tập trung và có xét nghiệm dương tính.

Ngoài ra, có 3 BN (BN10-BN12) đều liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga, trong đó có 2 người là nhân viên của Vinmart. Cụ thể:

BN10: N.T.M.H, nữ, sinh năm 2000; địa chỉ ở đường 9, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. BN là nhân viên tại Vinmart Yên Sở (tầng 1 tòa nhà The Two Residence, khu đô thị Gamuda, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) và là F1 của BN 15.7678. Ngày 25-7, H đứng bán hàng ở quầy thịt lợn cùng BN 15.7678 trong khoảng 30-45 phút. Hiện tại, H không có triệu chứng. Ngày 2-8, H được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 3-8 khẳng định, BN H dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội).

BN11: C.M.H, nữ, sinh năm 1972; địa chỉ tại Khuyến Lương, tổ 9, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai. BN là F1 của BN15.7676 - làm việc cùng tại Vinmart-Times City trong khoảng 16-19h ngày 30-7 tại quầy bán thịt. Ngày 2-8 được chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 3-8 khẳng định, BN dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).

BN12: C.K.T, nam, sinh năm 1983; địa chỉ ở 180 tổ 19 phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. BN là nhân viên bếp khách sạn Pullman, 40 Cát Linh và là F1 của BN V.V.N (nhân viên Công ty Thanh Nga). Cách đây vài ngày, BN T giao nhận thịt với BN N tại khu vực bếp khách sạn (ngày cuối giao nhận là 30-7). Ngày 1-8, BN có xuất hiện đau mỏi cơ chân. Ngày 2-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3-8 (CDC Hà Nội thực hiện).

3 BN còn lại trong chùm ho, sốt thứ phát (BN13-BN15), trong đó BN13 là Đ.V.H, nam, sinh năm 1954; địa chỉ Thanh Hà, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. BN ở gần khu chợ Thanh Hà, đi mua hàng ở chợ Thanh Hà gần nhất là ngày 28-7 và ngày 2-8 được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính.

BN14 là N.Q.T, nam, sinh năm 1994; địa chỉ ở Hồng Hà, phường Phúc xá, quận Ba Đình. BN là người làm tại chợ hải sản Long Biên, ngày 28-7 xuất hiện ho sốt và ngày 2-8 được lấy mẫu sàng lọc và kết quả dương tính.

BN15 là T.T.P, sinh năm 1979; ở phía sau Nhà văn hóa Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. BN P là tiểu thương chợ Phùng Khoang. Sau khi ghi nhận trường hợp mắc tại chợ, bệnh nhân được Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Liên quan đến chùm ca phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, có BN16 ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, đã được cách ly tại Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai ngày 18-7 và có kết quả dương tính vào ngày 2-8.

Liên quan đến chùm sàng lọc ho, sốt có 3 BN (BN17-BN19), trong đó có 2 vợ chồng bệnh nhân N.V.K, nam, sinh năm 1952 và V.T.P, nữ, sinh năm 1956; ở Trần Phú, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín; có xuất hiện sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn. Ngày 2-8, hai vợ chồng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, được test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu RT-PCR chuyển CDC Hà Nội cho kết quả khẳng định dương tính.

Còn lại BN19 là Đ.T.L, nữ, sinh năm 1981; địa chỉ 165 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Ngày 2-8, BN xuất hiện sốt, đau đầu, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, được lấy mẫu test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu RT-PCR chuyển CDC Hà Nội, kết quả dương tính.

Chùm liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội có 3BN (BN20-BN22), trong đó có 1 người là nhân viên y tế của bệnh viện.

Còn lại BN23 liên quan đến chùm ca thành phố Hồ Chí Minh là Đ.G.K, nam, sinh năm 2018; ở C2A Ecohome 2, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. BN là F1 của BN 13.4094. Ngày 22-7 và ngày 28-7, BN K được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính. Ngày 2-8, BN xuất hiện sốt, ho, đau họng và được lấy mẫu có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 cho đến nay) là 1.396 ca, trong đó 843 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 553 ca là đối tượng đã được cách ly.