Coi trọng đối thoại của các cấp chính quyền với người dân

(Mặt trận) - Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh, khi người dân bức xúc thường là vì quyền lợi không được giải quyết thỏa đáng, người ta kiến nghị nhiều lần mà không được giải quyết, sinh ra bức xúc, gây áp lực với chính quyền. Do đó, trong công tác dân vận, phương pháp đối thoại với dân cần đặc biệt được coi trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Ông Thào Xuân Sùng Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị.

Ngày 9/6, Hội nghị giao ban công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có tôn giáo các tỉnh khu vực phía Bắc 6 tháng đầu năm 2017 đã diễn ra tại tỉnh Bắc Giang.

Ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị, bà Bùi Thị Thanh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông Thào Xuân Sùng- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, 6 tháng đầu năm, công tác dân vận ở vùng đồng bào thiểu số và đồng bào có tôn giáo các tỉnh khu vực phía Bắc đã giành được nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh đó công tác dân vận vẫn còn những hạn chế và khó khăn, thách thức lớn.

Để đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện công tác dân vận của Đảng trong 6 tháng đầu năm, ông Thào Xuân Sùng đề nghị đại diện các địa phương lựa chọn những vấn đề tâm đắc, nhất là mô hình, những điển hình tiêu biểu và kinh nghiệm tốt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh xây dựng hệ thống chính trị mà then chốt nhất là cán bộ.

Trong phần phát biểu của đai biểu thuộc các tỉnh phía Bắc, nhiều ý kiến cho rằng, cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành phải thực sự coi trọng công tác dân vận theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chuyển biến đầu tiên phải là sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về công tác dân vận, coi công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

  Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh tham dự Hội nghị.

Cùng với đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Ban Dân vận với các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình triển khai tuyên truyền, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc xảy ra ở cơ sở.

Đặc biệt, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị phải thực sự đi vào chiều sâu, giảm bớt tính hình thức, lấy cơ sở làm trung tâm hoạt động. Các tổ chức đoàn thể trong chương trình hoạt động của mình cần tập trung  vào những hoạt động thiết thực.

Tuy nhiên, cần bảo đảm chế độ chính sách thỏa đáng cho cán bộ làm công tác dân vận vùng đồng bào thiểu số. Cán bộ dân vận muốn gần dân, hiểu dân, học dân thì phải thường xuyên bám cơ sở. Có chế độ, chính sách đãi ngộ thích đáng, nhất là cán bộ ở vùng có tính đặc thù như miền núi, vùng cao biên giới, vùng dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Bùi Thị Thanh nêu vấn đề: Làm thế nào để không xảy ra điểm nóng. Với công tác dân vận ở các địa phương, khi đã xảy ra vấn đề rồi thì ta giải quyết như thế nào? Đây là thực tế được nhiều đại biểu nêu tại Hội nghị.

Theo Phó Chủ tịch, cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng muốn tìm hiểu được nguyên nhân phải trực tiếp gặp để nắm tình hình. “Đối với Mặt trận, chúng tôi có tổ chức những cuộc giám sát, khi mà có ý kiến phản ánh của các tầng lớp nhân dân ở các vùng, miền, từng vấn đề. Mặt trận sẽ chọn một số vấn đề để giám sát và định hướng".

 Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Mong muốn qua Hội nghị, Ban Dân vận Trung ương tiếp tục nghiên cứu phối hợp trong quá trình định hướng để Ban Dân vận các tỉnh khi lên kế hoạch quan tâm tới nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận.

Bên cạnh đó, Mặt trận có hệ thống ở địa bàn dân cư. Chính vì vậy, tổ hòa giải tại cơ sở là một trong đầu mối rất quan trọng. Cần phát huy vai trò của tổ hòa giải, thông qua đó giải quyết được rất nhiều vấn đề âm ỉ, bức xúc. Vậy nên, tôi rất mong muốn, với công tác dân vận, các đồng chí  quan tâm cùng với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát huy được vai trò của các tổ chức tự quản ở cơ sở, khu dân cư trong đó có tổ hòa giải ở cơ sở.

Cùng với đó, tập trung cho việc vận động đối tượng. Vì những vấn đề nảy sinh ở đâu thì cũng phải có tác động của lực lượng nào đó châm ngòi,  khơi mào. Nên tập trung vào phát hiện đối tượng để vận động”, Phó Chủ tịch đề xuất giải pháp.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh lưu ý, quan trọng là phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, của nhiều người, đặc biệt là những  người có uy tín trong lĩnh vực ấy, ở vùng ấy. Mặt trận cần phát huy vai trò của các tổ chức thành viên của mình nhưng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo phải phát huy được vai trò cốt cán của người có uy tín. Thông qua đó, bằng nhiều tổ chức hoạt động của mình lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh nhấn mạnh, cần coi trọng đối thoại của các cấp chính quyền với người dân. Khi người dân bức xúc thường là vì quyền lợi không được giải quyết thỏa đáng, người ta kiến nghị nhiều lần mà không được giải quyết, sinh ra bức xúc, gây áp lực với chính quyền. Nên giải pháp đối thoại với người dân cần đặc biệt được coi trọng.

Hải Nhi