Chủ động trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội

(Mặt trận) - Chiều 27/12, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn về Kinh tế - UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2019. Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; PGS.TS. Trần Đình Thiên - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Kinh tế chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Nguyên đán

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên - Chủ nhiệm Hội đồng, trong năm 2018, Hội đồng tư vấn về Kinh tế đã tổ chức nhiều cuộc họp góp ý vào các văn bản dự thảo về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, đề xuất và tham vấn để Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam góp ý kiến với các cơ quan dự thảo về các vấn đề liên quan. Cùng với đó, Ban Chủ nhiệm và một số thành viên của Hội đồng tích cực tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu, các cuộc hội thảo, tọa đàm và khảo sát của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Theo đó, Hội đồng đã tham mưu, góp ý vào 38 văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành vào các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư và tổ chức Tọa đàm về “Các vấn đề kinh tế Việt Nam 2018 và giai đoạn đến năm 2020”.

Trong năm 2019, Hội đồng tiếp tục tư vấn cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tham gia việc góp ý xây dựng, phản biện các văn bản, dự thảo các luật, nghị định, thông tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực kinh tế; tổ chức khảo sát, thăm và làm việc với một số doanh nghiệp để tìm hiểu tác động của cơ chế, chính sách về kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; tư vấn với Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam về một số nội dung chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX.

“Cần nêu cao tính chủ động của thành viên Hội đồng trong tư vấn phản biện và tổ chức các hoạt động giám sát theo yêu cầu thực tế”, PGS.TS. Trần Đình Thiên đề nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh ghi nhận những đóng góp của Hội đồng tư vấn về Kinh tế trong việc tham vấn với Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam góp ý, phản biện các dự thảo văn bản mà các bộ, ngành gửi đến, từ đó tham mưu cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phản ánh kịp thời tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Đồng tình với kế hoạch nhiệm vụ mà Hội đồng đề ra trong năm 2019, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, chính vì vậy, mỗi thành viên Hội đồng cần vào cuộc cùng với Mặt trận để đưa ra những giải pháp cụ thể liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập, từ đó góp phần vào thành công của Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

Để góp phần tổng kết 10 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị Hội đồng cần đưa ra những đánh giá cụ thể về hiệu quả của Cuộc vận động nhằm chỉ ra được trách nhiệm của doanh nghiệp Việt trong sản xuất, tiêu thụ hàng Việt và nhu cầu của nhân dân trong sử dụng hàng Việt, trên có sở đó giúp cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tham mưu với Ban Bí thư những định hướng cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

“Hội đồng cần có những chương trình giám sát cụ thể đánh giá hiệu quả của Cuộc vận động tới nhân dân, từ đó giúp Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam có thêm cái nhìn đa chiều về hiệu quả trong 10 năm qua, và đề xuất phương hướng triển khai trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch Trượng Thị Ngọc Ánh gợi mở.

Năm 2019 là năm tiến hành Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị Hội đồng tư vấn về Kinh tế cần đưa ra những định hướng cụ thể cho nhiệm kỳ để khi Nghị quyết Đại hội được ban hành sẽ khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực và góp phần củng cố khối đại đoàn đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.