Những vấn đề đặt ra trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp

(Mặt trận) - Hiện nay, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đang tiến hành Đại hội, tiến tới Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, trong đó, xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách của Mặt trận là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ mới. Bài viết nêu lên một số vấn đề trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp và đề xuất giải pháp giải quyết, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ Mặt trận các cấp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Bình Phước: Đại hội điểm MTTQ Việt Nam huyện Phú Riềng, nhiệm kỳ 2024-2029

Xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách của Mặt trận là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”1. Ngoài các yêu cầu về tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất, lối sống... thì năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố rất quan trọng, có tính quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ.

Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân thì cán bộ Mặt trận, đặc biệt là cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải có đủ kỹ năng, nghiệp vụ về tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Kỹ năng, nghiệp vụ đó có được thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Do tính chất đặc thù của nguồn cán bộ của Mặt trận, thời gian qua, mặc dù Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã rất chú trọng việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Mặt trận, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ và chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng năm để xây dựng nguồn nhân lực làm công tác Mặt trận và đã có được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Còn nhiều vấn đề đang đặt ra cho công tác bồi dưỡng cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Thứ nhất, hầu hết cán bộ Mặt trận các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng là những người được đào tạo từ các ngành có chuyên môn khác với công tác Mặt trận, được thuyên chuyển, điều động về làm cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Những người này chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các trường, lớp đào tạo theo chuyên ngành trước đây. Trong khi đó, những vấn đề cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là những nội dung, kiến thức rất quan trọng, mang tính nền tảng để họ hiểu biết và tiếp thu những kiến thức về kỹ năng và nghiệp vụ cụ thể của công tác Mặt trận từ các lớp bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi trong chương trình bồi dưỡng phải giành ra một thời lượng thích đáng để trang bị những nội dung, kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho cán bộ trước khi trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể của công tác Mặt trận.

Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa có một chương trình, kế hoạch tổng thể, thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Việc tổ chức bồi dưỡng còn thực hiện theo mùa vụ, tùy thuộc vào điều kiện về thời gian, kinh phí, công việc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng cấp, từng địa phương.

Từ năm 2014 trở về trước, hằng năm Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác Tuyên giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó, tập huấn cán bộ Mặt trận các cấp là một trong 2 nội dung trọng tâm của công tác Tuyên giáo. Tuy nhiên, mới dừng lại ở việc hướng dẫn công tác tập huấn, bồi dưỡng chung chung. Thời gian, nội dung, đối tượng tập huấn cụ thể của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giao cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định nên chưa có sự đồng bộ trong triển khai công việc.

Từ năm 2015 đến nay, việc bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận giao cho Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm trách, chủ yếu xây dựng và tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận hằng năm ở Trung ương, chưa có hướng dẫn cụ thể đối với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Do không có chương trình, kế hoạch tổng thể, thống nhất về công tác bồi dưỡng mang tính liên thông từ Trung ương đến cơ sở nên nội dung, thời gian, đối tượng bồi dưỡng mỗi nơi còn làm theo mỗi cách khác nhau vì còn phụ thuộc vào điều kiện, thời gian, kinh phí... của nơi đó.

Vấn đề này làm cho việc bồi dưỡng chuyên môn công tác Mặt trận bị phân tán, không được liên thông từ Trung ương đến cơ sở. Kéo theo đó là việc trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Mặt trận thiếu thống nhất, kém hiệu quả.

Thứ ba, khó khăn trong việc xây dựng nội dung, phương thức bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, cụ thể:

Do không nắm được trình độ học vấn, chuyên ngành đã được đào tạo của các đối tượng tham gia bồi dưỡng; mặt khác cán bộ chuyên trách, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thường biến động theo sự phân công, điều động, bố trí của cấp ủy, nên chưa xây dựng được nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng mà còn làm chung chung. Cán bộ Mặt trận thuộc mọi trình độ, mọi chuyên ngành đào tạo trước đây đều xếp chung một lớp bồi dưỡng.

Tình trạng các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Thường trực và chuyên viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (tỉnh, huyện, xã) dự chung  lớp bồi dưỡng với nội dung nghiệp vụ, phương thức truyền đạt như nhau vẫn còn phổ biến ở các lớp bồi dưỡng công tác Mặt trận các cấp. Cách tổ chức này không đem lại hiệu quả do nhiều nội dung, phương thức bồi dưỡng không đúng đối tượng.

Thứ tư, việc thực hiện phân cấp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp như hiện nay là chưa hợp lý.

Hiện nay việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp vẫn còn làm theo cơ chế: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp (cụ thể: Trung ương tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp tỉnh; cấp tỉnh tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp huyện; cấp huyện tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp xã). Quy định này không còn phù hợp trong khi chúng ta đã xây dựng được Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần phải sửa đổi, điều chỉnh; đặc biệt là đối với việc trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một nội dung đào tạo cán bộ Mặt trận các cấp trong điều kiện chưa có trường, lớp đào cán bộ Mặt trận hiện nay. Việc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang chuẩn bị các khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở cũng phù hợp với yêu cầu phải thay đổi phân cấp bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

Thứ năm, chưa có sự thống nhất trong việc biên soạn tài liệu, yêu cầu nội dung của bài giảng và phương pháp trình bày của các giảng viên, báo cáo viên làm cho chất lượng kiến thức, kỹ năng truyền đạt đến học viên không đồng đều, thậm chí cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng khó tiếp thu.

Do tính chất thời vụ trong công tác tập huấn, bồi dưỡng nên hầu hết giảng viên, báo cáo viên thường là các đồng chí trong Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đảm nhiệm việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài giảng theo nhiệm vụ mà mình được phân công phụ trách. Mỗi người thực hiện bài giảng theo cách riêng, không có sự thống nhất về phương pháp thực hiện (như một giáo án lên lớp) nên chất lượng thông tin, kiến thức chuyển tải đến cán bộ dự lớp bồi dưỡng không đồng đều, thậm chí có bài giảng chỉ mang tính thời sự, hoặc kể chuyện lịch sử, nghe có thể có cảm giác thích thú nhưng không đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dự bồi dưỡng.

Thứ sáu, chưa có sự thống nhất về nhận thức và nhu cầu tham gia các lớp bồi dưỡng trong cán bộ Mặt trận, thậm chí có cán bộ nhận thức chưa đúng, cho rằng: Đi dự các lớp bồi dưỡng của cấp trên tổ chức là dịp để được nghỉ ngơi, giao lưu, tham quan, du lịch hơn là để tiếp nhận kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ công tác, cũng như quá trình học tập, rèn luyện để đáp ứng các tiêu chí của người cán bộ Mặt trận.

Thứ bảy, nội dung các lớp bồi dưỡng còn chạy theo “mùa vụ”, nghĩa là mỗi khi có nhiệm vụ mới thì triển khai thực hiện trong hệ thống hoặc tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của mỗi địa phương, chưa có những nội dung mang tính nghiệp vụ công tác chuyên sâu, khoa học theo từng lĩnh vực của công tác Mặt trận.

Do chưa có chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng mang tính hệ thống từ Trung ương đến cơ sở nên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn nhiều lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của cấp mình mà thường căn cứ vào những công việc, nhiệm vụ mới được triển khai từ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên hoặc từ cấp ủy cùng cấp. Cũng như vậy, kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu trên từng lĩnh vực công tác cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chưa được trang bị, bồi dưỡng thường xuyên, mang tính hệ thống để cán bộ Mặt trận có đủ năng lực xử lý công việc trong quá trình công tác. Vấn đề này dẫn đến thực trạng là cán bộ Mặt trận thuộc mỗi lĩnh vực công tác phải tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao hiệu quả công tác, hoặc tiếp tục làm việc theo “chủ nghĩa kinh nghiệm”.

Một số giải pháp nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp

Một là, xây dựng nội dung, kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kế hoạch trang bị cho cán bộ Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở. Tất cả cán bộ mọi nguồn, mọi ngành khi về công tác ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đều phải được học tập và nghiên cứu những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một phần đào tạo cán bộ Mặt trận để khắc phục sự thiếu hụt. Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đảm nhiệm việc trang bị này.

Hai là, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận cho các bộ chuyên trách Mặt trận các cấp trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp mình và cấp dưới trong nhiệm kỳ và hằng năm.

Ba là, điều tra, nắm rõ trình độ học vấn, nguồn đào tạo của từng cán bộ đang làm việc tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng một cách phù hợp.

Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận. Ví dụ: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực; Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận là trưởng, phó ban chuyên môn; Lớp bồi dưỡng cho chuyên viên... Mỗi đối tượng có nội dung, thời gian và phương pháp truyền đạt phù hợp.

Bốn là, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc với Bộ Tài chính thống nhất việc cấp kinh phí bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp hằng năm phù hợp với hướng điều chỉnh phân cấp bồi dưỡng. Đồng thời, trong nội dung hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024) sắp tới cần chú ý việc điều chỉnh này.

Năm là, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu Ban Thường trực ban hành hướng dẫn một “Khung bài giảng” như một giáo án lên lớp để mỗi báo cáo viên đều thực hiện. Đồng thời, hằng năm mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giảng bài cho thành viên Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện ở cấp mình.

Sáu là, xây dựng nội dung bồi dưỡng đúng với từng đối tượng cán bộ, vị trí và lĩnh vực công tác được phân công; đồng thời xác định giá trị của Giấy chứng nhận đã tham gia các lớp bồi dưỡng (là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác; điều kiện để nâng lương, nâng ngạch, đề bạt...)

Ngoài việc cập nhật những nội dung liên quan đến nhiệm vụ mới, cần bồi dưỡng những nghiệp vụ, kỹ năng gắn liền với từng lĩnh vực công tác chuyên môn của ban, đơn vị trong Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp như:

Tập huấn chung: Được tổ chức vào năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Nội dung của lớp tập huấn này là triển khai Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam toàn quốc và của cấp mình.

Đồng thời trang bị những kiến thức căn bản của công tác Mặt trận mà cán bộ thuộc lĩnh vực nào cũng phải được bồi dưỡng (liều lượng tùy theo cấp độ, vị trí của cán bộ):

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Tổ chức, bộ máy, các mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống nước ta.

+ Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước mới ban hành liên quan đến công tác Mặt trận mà cán bộ Mặt trận phải nắm được nội dung, làm căn cứ cho việc phối hợp, triển khai thực hiện công việc, như: Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết chuyên đề; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nội dung cập nhật của các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

+ Nghiệp vụ xây dựng, sơ, tổng kết mô hình trong công tác Mặt trận...

+ Những kiến thức cơ bản và kỹ năng về công nghệ thông tin (Internet, mạng xã hội...) và ngoại ngữ (tiếng Anh).

Tập huấn chuyên đề: Mỗi lĩnh vực công tác Mặt trận cần trang bị những kiến thức khoa học, lý luận liên quan; đồng thời là những nội dung mang tính nghiệp vụ, kỹ năng công tác cụ thể cần bồi dưỡng chuyên sâu, thường xuyên, đúng với từng cán bộ đang được giao nhiệm vụ.

+ Nghiệp vụ công tác văn phòng: Kỹ năng xây dựng và viết báo cáo, tổng hợp thông tin, số liệu. Xây dựng lịch công tác của Ban Thường trực...

+ Nghiệp vụ công tác tuyên giáo: Nghiệp vụ của công tác tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền. Nghiệp vụ phối hợp nắm bắt dư luận xã hội, ý kiến nhân dân. Nghiệp vụ tổ chức trang thông tin điện tử, sử dụng mạng Internet để điều tra, nắm bắt dư luận xã hội...

+ Nghiệp vụ công tác phong trào: Kỹ năng tham mưu xây dựng và triển khai một phong trào, một cuộc vận động cụ thể. Kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến ở các cộng đồng dân cư...

+ Nghiệp vụ công tác dân tộc, tôn giáo: Kỹ năng vận động, tiếp xúc, đối thoại với chức sắc, tín đồ, đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Nghiệp vụ công tác dân chủ, pháp luật: Phương pháp, quy trình tổ chức cuộc giám sát và phản biện xã hội,...

+ Nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ.

+ Nghiệp vụ công tác đối ngoại và vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần được coi trọng để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lê Bá Trình

PGS.TS, nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam

Xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách của Mặt trận là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”1. Ngoài các yêu cầu về tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất, lối sống... thì năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố rất quan trọng, có tính quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ.

Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân thì cán bộ Mặt trận, đặc biệt là cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải có đủ kỹ năng, nghiệp vụ về tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Kỹ năng, nghiệp vụ đó có được thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Do tính chất đặc thù của nguồn cán bộ của Mặt trận, thời gian qua, mặc dù Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã rất chú trọng việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Mặt trận, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ và chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng năm để xây dựng nguồn nhân lực làm công tác Mặt trận và đã có được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Còn nhiều vấn đề đang đặt ra cho công tác bồi dưỡng cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Thứ nhất, hầu hết cán bộ Mặt trận các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng là những người được đào tạo từ các ngành có chuyên môn khác với công tác Mặt trận, được thuyên chuyển, điều động về làm cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Những người này chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các trường, lớp đào tạo theo chuyên ngành trước đây. Trong khi đó, những vấn đề cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là những nội dung, kiến thức rất quan trọng, mang tính nền tảng để họ hiểu biết và tiếp thu những kiến thức về kỹ năng và nghiệp vụ cụ thể của công tác Mặt trận từ các lớp bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi trong chương trình bồi dưỡng phải giành ra một thời lượng thích đáng để trang bị những nội dung, kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho cán bộ trước khi trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể của công tác Mặt trận.

Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa có một chương trình, kế hoạch tổng thể, thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Việc tổ chức bồi dưỡng còn thực hiện theo mùa vụ, tùy thuộc vào điều kiện về thời gian, kinh phí, công việc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng cấp, từng địa phương.

Từ năm 2014 trở về trước, hằng năm Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác Tuyên giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó, tập huấn cán bộ Mặt trận các cấp là một trong 2 nội dung trọng tâm của công tác Tuyên giáo. Tuy nhiên, mới dừng lại ở việc hướng dẫn công tác tập huấn, bồi dưỡng chung chung. Thời gian, nội dung, đối tượng tập huấn cụ thể của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giao cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định nên chưa có sự đồng bộ trong triển khai công việc.

Từ năm 2015 đến nay, việc bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận giao cho Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đảm trách, chủ yếu xây dựng và tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận hằng năm ở Trung ương, chưa có hướng dẫn cụ thể đối với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Do không có chương trình, kế hoạch tổng thể, thống nhất về công tác bồi dưỡng mang tính liên thông từ Trung ương đến cơ sở nên nội dung, thời gian, đối tượng bồi dưỡng mỗi nơi còn làm theo mỗi cách khác nhau vì còn phụ thuộc vào điều kiện, thời gian, kinh phí... của nơi đó.

Vấn đề này làm cho việc bồi dưỡng chuyên môn công tác Mặt trận bị phân tán, không được liên thông từ Trung ương đến cơ sở. Kéo theo đó là việc trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Mặt trận thiếu thống nhất, kém hiệu quả.

Thứ ba, khó khăn trong việc xây dựng nội dung, phương thức bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, cụ thể:

Do không nắm được trình độ học vấn, chuyên ngành đã được đào tạo của các đối tượng tham gia bồi dưỡng; mặt khác cán bộ chuyên trách, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thường biến động theo sự phân công, điều động, bố trí của cấp ủy, nên chưa xây dựng được nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng mà còn làm chung chung. Cán bộ Mặt trận thuộc mọi trình độ, mọi chuyên ngành đào tạo trước đây đều xếp chung một lớp bồi dưỡng.

Tình trạng các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Thường trực và chuyên viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (tỉnh, huyện, xã) dự chung  lớp bồi dưỡng với nội dung nghiệp vụ, phương thức truyền đạt như nhau vẫn còn phổ biến ở các lớp bồi dưỡng công tác Mặt trận các cấp. Cách tổ chức này không đem lại hiệu quả do nhiều nội dung, phương thức bồi dưỡng không đúng đối tượng.

Thứ tư, việc thực hiện phân cấp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp như hiện nay là chưa hợp lý.

Hiện nay việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp vẫn còn làm theo cơ chế: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp (cụ thể: Trung ương tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp tỉnh; cấp tỉnh tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp huyện; cấp huyện tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp xã). Quy định này không còn phù hợp trong khi chúng ta đã xây dựng được Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần phải sửa đổi, điều chỉnh; đặc biệt là đối với việc trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một nội dung đào tạo cán bộ Mặt trận các cấp trong điều kiện chưa có trường, lớp đào cán bộ Mặt trận hiện nay. Việc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang chuẩn bị các khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở cũng phù hợp với yêu cầu phải thay đổi phân cấp bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

Thứ năm, chưa có sự thống nhất trong việc biên soạn tài liệu, yêu cầu nội dung của bài giảng và phương pháp trình bày của các giảng viên, báo cáo viên làm cho chất lượng kiến thức, kỹ năng truyền đạt đến học viên không đồng đều, thậm chí cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng khó tiếp thu.

Do tính chất thời vụ trong công tác tập huấn, bồi dưỡng nên hầu hết giảng viên, báo cáo viên thường là các đồng chí trong Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đảm nhiệm việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài giảng theo nhiệm vụ mà mình được phân công phụ trách. Mỗi người thực hiện bài giảng theo cách riêng, không có sự thống nhất về phương pháp thực hiện (như một giáo án lên lớp) nên chất lượng thông tin, kiến thức chuyển tải đến cán bộ dự lớp bồi dưỡng không đồng đều, thậm chí có bài giảng chỉ mang tính thời sự, hoặc kể chuyện lịch sử, nghe có thể có cảm giác thích thú nhưng không đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dự bồi dưỡng.

Thứ sáu, chưa có sự thống nhất về nhận thức và nhu cầu tham gia các lớp bồi dưỡng trong cán bộ Mặt trận, thậm chí có cán bộ nhận thức chưa đúng, cho rằng: Đi dự các lớp bồi dưỡng của cấp trên tổ chức là dịp để được nghỉ ngơi, giao lưu, tham quan, du lịch hơn là để tiếp nhận kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ công tác, cũng như quá trình học tập, rèn luyện để đáp ứng các tiêu chí của người cán bộ Mặt trận.

Thứ bảy, nội dung các lớp bồi dưỡng còn chạy theo “mùa vụ”, nghĩa là mỗi khi có nhiệm vụ mới thì triển khai thực hiện trong hệ thống hoặc tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của mỗi địa phương, chưa có những nội dung mang tính nghiệp vụ công tác chuyên sâu, khoa học theo từng lĩnh vực của công tác Mặt trận.

Do chưa có chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng mang tính hệ thống từ Trung ương đến cơ sở nên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn nhiều lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của cấp mình mà thường căn cứ vào những công việc, nhiệm vụ mới được triển khai từ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên hoặc từ cấp ủy cùng cấp. Cũng như vậy, kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu trên từng lĩnh vực công tác cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chưa được trang bị, bồi dưỡng thường xuyên, mang tính hệ thống để cán bộ Mặt trận có đủ năng lực xử lý công việc trong quá trình công tác. Vấn đề này dẫn đến thực trạng là cán bộ Mặt trận thuộc mỗi lĩnh vực công tác phải tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao hiệu quả công tác, hoặc tiếp tục làm việc theo “chủ nghĩa kinh nghiệm”.

Một số giải pháp nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp

Một là, xây dựng nội dung, kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kế hoạch trang bị cho cán bộ Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở. Tất cả cán bộ mọi nguồn, mọi ngành khi về công tác ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đều phải được học tập và nghiên cứu những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một phần đào tạo cán bộ Mặt trận để khắc phục sự thiếu hụt. Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đảm nhiệm việc trang bị này.

Hai là, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận cho các bộ chuyên trách Mặt trận các cấp trong cả nhiệm kỳ và hằng năm. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cấp mình và cấp dưới trong nhiệm kỳ và hằng năm.

Ba là, điều tra, nắm rõ trình độ học vấn, nguồn đào tạo của từng cán bộ đang làm việc tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng một cách phù hợp.

Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận. Ví dụ: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực; Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận là trưởng, phó ban chuyên môn; Lớp bồi dưỡng cho chuyên viên... Mỗi đối tượng có nội dung, thời gian và phương pháp truyền đạt phù hợp.

Bốn là, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc với Bộ Tài chính thống nhất việc cấp kinh phí bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp hằng năm phù hợp với hướng điều chỉnh phân cấp bồi dưỡng. Đồng thời, trong nội dung hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024) sắp tới cần chú ý việc điều chỉnh này.

Năm là, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu Ban Thường trực ban hành hướng dẫn một “Khung bài giảng” như một giáo án lên lớp để mỗi báo cáo viên đều thực hiện. Đồng thời, hằng năm mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giảng bài cho thành viên Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện ở cấp mình.

Sáu là, xây dựng nội dung bồi dưỡng đúng với từng đối tượng cán bộ, vị trí và lĩnh vực công tác được phân công; đồng thời xác định giá trị của Giấy chứng nhận đã tham gia các lớp bồi dưỡng (là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác; điều kiện để nâng lương, nâng ngạch, đề bạt...)

Ngoài việc cập nhật những nội dung liên quan đến nhiệm vụ mới, cần bồi dưỡng những nghiệp vụ, kỹ năng gắn liền với từng lĩnh vực công tác chuyên môn của ban, đơn vị trong Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp như:

Tập huấn chung: Được tổ chức vào năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Nội dung của lớp tập huấn này là triển khai Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam toàn quốc và của cấp mình.

Đồng thời trang bị những kiến thức căn bản của công tác Mặt trận mà cán bộ thuộc lĩnh vực nào cũng phải được bồi dưỡng (liều lượng tùy theo cấp độ, vị trí của cán bộ):

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Tổ chức, bộ máy, các mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống nước ta.

+ Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước mới ban hành liên quan đến công tác Mặt trận mà cán bộ Mặt trận phải nắm được nội dung, làm căn cứ cho việc phối hợp, triển khai thực hiện công việc, như: Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết chuyên đề; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nội dung cập nhật của các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

+ Nghiệp vụ xây dựng, sơ, tổng kết mô hình trong công tác Mặt trận...

+ Những kiến thức cơ bản và kỹ năng về công nghệ thông tin (Internet, mạng xã hội...) và ngoại ngữ (tiếng Anh).

Tập huấn chuyên đề: Mỗi lĩnh vực công tác Mặt trận cần trang bị những kiến thức khoa học, lý luận liên quan; đồng thời là những nội dung mang tính nghiệp vụ, kỹ năng công tác cụ thể cần bồi dưỡng chuyên sâu, thường xuyên, đúng với từng cán bộ đang được giao nhiệm vụ.

+ Nghiệp vụ công tác văn phòng: Kỹ năng xây dựng và viết báo cáo, tổng hợp thông tin, số liệu. Xây dựng lịch công tác của Ban Thường trực...

+ Nghiệp vụ công tác tuyên giáo: Nghiệp vụ của công tác tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền. Nghiệp vụ phối hợp nắm bắt dư luận xã hội, ý kiến nhân dân. Nghiệp vụ tổ chức trang thông tin điện tử, sử dụng mạng Internet để điều tra, nắm bắt dư luận xã hội...

+ Nghiệp vụ công tác phong trào: Kỹ năng tham mưu xây dựng và triển khai một phong trào, một cuộc vận động cụ thể. Kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến ở các cộng đồng dân cư...

+ Nghiệp vụ công tác dân tộc, tôn giáo: Kỹ năng vận động, tiếp xúc, đối thoại với chức sắc, tín đồ, đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Nghiệp vụ công tác dân chủ, pháp luật: Phương pháp, quy trình tổ chức cuộc giám sát và phản biện xã hội,...

+ Nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ.

+ Nghiệp vụ công tác đối ngoại và vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ chuyên trách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần được coi trọng để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lê Bá Trình

PGS.TS, nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam