Nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp

(Mặt trận) - Sáng 7/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới phương pháp bồi dưỡng cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp trong giai đoạn hiện nay”.

Trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 20

Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam khảo sát thực tế tại Ninh Bình

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo

Những năm qua, hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhất là công tác tổ chức cán bộ. MTTQ các cấp thường xuyên được quan tâm kiện toàn, củng cố về tổ chức; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả và hướng mạnh về cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp được quan tâm; năng lực công tác cán bộ Mặt trận được nâng lên so với trước...

Trong giai đoạn mới, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị ngày càng được đề cao, phạm vi hoạt động của Mặt trận ngày càng mở rộng, nhiệm vụ của Mặt trận cũng ngày càng đa dạng phong phú gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều này đòi hỏi Mặt trận phải có một đội ngũ cán bộ nắm vững đường lối dân vận của Đảng, hiểu biết sâu sắc lý luận và nghiệp vụ công tác Mặt trận, tham mưu cho Đảng, phối hợp với các cấp chính quyền xây dựng chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận, thực thi có hiệu quả nhiệm vụ công tác Mặt trận trong thực tiễn.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến hay, chia sẻ kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn ở đơn vị, địa phương trong quá trình công tác.

Theo PGS.TS Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, dù có đổi mới, thực hiện theo phương pháp nào, công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận chuyên trách phải bảo đảm các nguyên lý dạy học “Lấy người học làm trung tâm; Học đi đôi với hành; Lý luận gắn với thực tiễn”. Vì vậy, đối với cán bộ Mặt trận chuyên trách dự các lớp bồi dưỡng cần được điều tra, khảo sát thực tế trình độ văn hoá, nguồn gốc và chuyên môn đào tạo, nhu cầu trang bị kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ công tác Mặt trận,... để lựa chọn, phân loại đối tượng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm, toàn nhiệm kỳ với phương châm kế thừa và từng bước chuẩn hoá, nâng cao năng lực, nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách của Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp.

Đồng thời, cần có sự đổi mới phương pháp tổ chức nghiên cứu, khảo sát  thực tế trong chương trình, khoá bồi dưỡng, khắc phục tình trạng tổ chức khảo sát thực tế chỉ nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho người học được tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử... của địa phương hoặc học tập chung chung các mô hình mà không có chủ đề cụ thể. Tham quan, khảo sát thực tế phải phục vụ việc làm rõ các nội dung trọng tâm mà khoá học trang bị cho học viên.

Chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An Trương Thiết Hùng cho biết, “bản lĩnh, tinh thông, đồng lòng, đổi mới” là khẩu hiệu hành động cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận tỉnh Nghệ An với mục tiêu hướng tới xây dựng hình ảnh Người cán bộ Mặt trận tận tụy trong lòng nhân dân.

Trong khâu tổ chức bồi dưỡng tập huấn, MTTQ tỉnh Nghệ An đã lập danh sách đối tượng theo lớp từ chức danh, giới tính, dân tộc, độ tuổi, cụm, vùng miền, trong đó đặc biệt là quan tâm cán bộ lần đầu tham gia công tác Mặt trận và lần đầu tham dự tập huấn.

Đồng thời kết hợp chọn chủ đề, chuyên đề và phối hợp chọn giảng viên truyền đạt đặt hàng theo chủ đề gắn với đi tham quan các mô hình ở cơ sở . Từ đó, mỗi đợt bồi dưỡng tập huấn đều để lại ấn tượng, hiệu quả và đạt chất lượng cao.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Tạ Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Nghiên cứu khoa học, UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định, đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận có phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình mới hay không, phần lớn phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng thường xuyên đối với mỗi cán bộ.

Qua các ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại Hội thảo, TS Tạ Văn Sỹ cho rằng, để nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách các cấp trong giai đoạn hiện nay, MTTQ Việt Nam cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống của mình để thực hiện nhiệm vụ đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động.

Trong đó, cần tiếp tục đổi mới phương pháp tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế trong chương trình, khoá bồi dưỡng. phải phục vụ việc làm rõ các nội dung trọng tâm mà khoá học trang bị cho học viên.

Cung cấp kiến thức, lý thuyết hình thành kỹ năng, nghiệp vụ công tác Mặt trận, tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ công tác Mặt trận, hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng ngoại ngữ trực tuyến cho cán bộ Mặt trận.

Đồng thời, giảng viên, báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng phải có nghiệp vụ sư phạm, khả năng trình bày vấn đề, kiến thức và kỹ năng về tâm lý học để định hướng, thu hút sự chú ý của học viên, giúp học viên tiếp nhận được thông tin nhanh chóng, hiệu quả.