Khẳng định sức mạnh của Mặt trận thông qua hoạt động giám sát, phản biện

(Mặt trận) - Ngày 10/7, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên đề công tác dân chủ, pháp luật năm 2020, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đề nghị, cần kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo tiếng nói chung, sức mạnh của Mặt trận.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tuyển thủ Quang Hải và Ban Tổ chức Giải bóng đá thiện nguyện “Cúp Tứ Hùng - Trao yêu thương” ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị 

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên cùng 4.625 đại biểu tại 66 điểm cầu trên cả nước.

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã được lắng nghe 5 chuyên đề về: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân chủ - pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Công tác tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác phòng, chống tham nhũng.

 Quang cảnh Hội nghị

Đề cập tới nội dung “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân chủ - pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình 3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ đề của nhiệm kỳ 2019- 2024  là "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Theo đó, Chương trình 3 tập trung vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tiếp tục thực hiện tốt vai trò của Mặt trận trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; Nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội, trọng tâm là giám sát cải cách bộ máy nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân, quyền và lợi ích cơ bản của người dân, doanh nghiệp; giám sát công tác cán bộ, giám sát cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử; Nhiệm vụ thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tổ chức thành công các cuộc tiếp xúc cử tri; tổng hợp đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, tham dự các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân.

 Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương

Bên cạnh đó cần tập trung tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, tham gia tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu; tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, việc đặc xá, tha tù trước thời hạn, chấp hành hình phạt, biện pháp hành chính, tái hòa nhập cộng đồng, cử bào chữa viên nhân dân; tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân.

Cũng theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của mình, Mặt trận các cấp tham gia công tác bầu cử thông qua việc phối hợp tổ chức và vận động cử tri, Nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; làm tốt vai trò hiệp thương bầu cử của MTTQ.

“MTTQ tiếp tục tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Từ đó, phát huy vai trò của Mặt trận và sức mạnh của Nhân dân trong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; hình thành cơ chế để nhân dân hưởng ứng, tham gia phòng, chống tham nhũng”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nói.

Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương 

Để triển khai hiệu quả nội dung Chương trình 3, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng rất cần sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất hành động của các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên và phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và sự quan tâm của toàn thể nhân dân là các yếu tố quyết định thành công của công tác mặt trận nói chung, công tác dân chủ, pháp luật nói riêng.

“Vì vậy phải phổ biến, hướng dẫn triển khai sâu rộng chương trình 3, nội dung công tác dân chủ, pháp luật hàng năm; giám sát, kiểm tra thực hiện, biểu dương, khen thưởng, rút kinh nghiệm cách làm cần quan tâm”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật trình bày chuyên đề "Công tác tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"

Bên cạnh đó cần phát huy vai trò chủ động, chủ trì của MTTQ Việt Nam các cấp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tạo chuyển biến của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, PBXH; đồng thời cần sâu sát nắm bắt tình hình nhân dân, đa dạng các hoạt động và ký kết các chương trình phối hợp cụ thể nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là cần huy động được sự tham gia của truyền thông, dư luận xã hội.

“Kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo tiếng nói chung, sức mạnh của Mặt trận là ở điểm này, vì tính chất hoạt động, kiến nghị của MTTQ không chế tài. Mỗi cán bộ Mặt trận cần thuộc bài, đúng vai; bám sát mục đích, nguyên tắc, yêu cầu của từng nội dung công tác, bảo đảm sự ổn định, tăng đồng thuận trong nhân dân”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực yêu cầu.

 Tại các điểm cầu địa phương