Góp ý, xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho đồng bào tôn giáo

(Mặt trận) - Sáng 31/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức họp Giám sát việc thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực dự và chủ trì buổi họp.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại buổi họp. 

Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Luật và Nghị định số 162, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã có những biến chuyển tích cực.

Các cơ sở tín ngưỡng đều thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, các lễ hội tín ngưỡng truyền thống tôn vinh và nhớ ơn người có công với Tổ quốc được phát huy; từ đó không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng mà còn bảo tồn, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo thống kê, số lượng đơn thư khiếu kiện trực tiếp liên quan đến đất đai và tôn giáo, nhà và tài sản tôn giáo đã giảm qua các năm.

Đặc biệt, đến nay, chưa có công chức nào thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành bị xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo từ khi Luật và Nghị định số 162 có hiệu lực.

Tại buổi họp, đề xuất các phương án giải quyết những hạn chế, bất cập, các đại biểu cho rằng, cần có thêm nhiều văn bản hướng dẫn, bổ trợ cho Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162 để những văn bản này tiếp cận đến được với người dân, bởi người dân là chủ thể trực tiếp thực hiện Luật, Nghị định; qua đó, người dân có thể hiểu và thực hiện tốt các quy định đã ban hành.

Đối với các văn bản luật liên quan như luật y tế, luật giáo dục, nhiều đại biểu cho rằng cần phải chỉnh sửa, cụ thể hóa những luật này để khai thác tối đa nguồn lực xã hội.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết tại buổi họp, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khẳng định, sau buổi họp chúng ta cần tiến hành giám sát việc thực hiện các nội dung đã quy định, thực hiện nhiều hơn các chương trình phối hợp với một số cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề; đồng thời nghiên cứu xem xét thêm những kiến nghị, bổ sung cho phù hợp để phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, tạo mọi điều kiện để các tôn giáo thực hiện quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.