Giám sát để các chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, công bằng, chính xác, kịp thời

(Mặt trận) - Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam mới đây đã ban hành hướng dẫn số 27/HD-MTTW-BTT về việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Việc triển khai hoạt động giám sát này của nhằm đảm bảo việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ được triển khai đúng đối tượng, công bằng, chính xác và kịp thời.

Trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 20

Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam khảo sát thực tế tại Ninh Bình

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

 

Theo hướng dẫn số 27 của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, MTTQ và các tổ chức thành viên sẽ tập trung vào 8 nội dung giám sát. Cụ thể là giám sát việc hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Giám sát việc hỗ trợ hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm (được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020), tạm ngừng kinh doanh từ 01/4/2020; Giám sát việc hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Giám sát việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; Giám sát việc hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4 năm 2020 (gọi tắt là người có công và gia đình chính sách).

Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên sẽ tập trung giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; Đối với các địa phương có ban hành chuẩn nghèo riêng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của địa phương; Giám sát việc hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4 năm 2020; Giám sát việc hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

Hướng dẫn này cũng quy định rõ về thời điểm và thời gian giám sát. Theo đó, MTTQ và các tổ chức thành viên giám sát tại thời điểm lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sách, thời điểm các cơ quan liên quan tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ và giám sát sau khi hoàn tất việc chi trả kinh phí để nắm bắt tâm tư, dư luận của nhân dân về chính sách hỗ trợ.

Việc giám sát các nội dung (việc lập danh sách, niêm yết danh sách, chi trả hỗ trợ) trong suốt thời gian theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm tra của Mặt trận cấp trên đối với công tác giám sát Mặt trận cấp dưới không quá 2 ngày, không làm ảnh hưởng đến thời gian phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng nêu rõ việc giám sát của người dân ở khu dân cư trong việc rà soát, lập danh sách và niêm yết danh sách các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42- NQ/CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ tại Nhà văn hóa/nhà sinh hoạt thôn, khu phố, trụ sở UBND cấp xã theo quy định. Trưởng ban công tác Mặt trận phản ánh ngay những vướng mắc, bất cập (nếu có) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chọn các nội dung và quyết định thành lập đoàn giám sát theo các nhóm đối tượng được hỗ trợ; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả giám sát cấp huyện, cấp xã; Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam thành lập đoàn công tác kiểm tra một số tỉnh, thành phố.

Để tổ chức thực hiện, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh thành phố căn cứ hướng dẫn này, xây dựng kế hoạch, báo cáo Thường trực cấp ủy và tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42- NQ/CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ.

Song song với đó, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên để thống nhất phân công nội dung giám sát phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức. Đặc biệt là phát huy trách nhiệm của Ban công tác Mặt trận khu dân cư, phối hợp chặt chẽ với Thôn trưởng, Trưởng khu phố trong công tác quản lý địa bàn và vận động nhân dân tham gia giám sát tại địa bàn.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng đề nghị Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội có văn bản hướng dẫn các cấp trong hệ thống phối hợp chặt chẽ với MTTQ cùng cấp để triển khai nhiệm vụ; Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời về việc triển khai chính sách hỗ trợ để Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ giám sát.

Kết thúc đợt giám sát hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả về UBTƯ MTTQ Việt Nam (qua Ban Phong trào) chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc hỗ trợ theo Nghị quyết 42- NQ/CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. 

Toàn văn nội dung Hướng dẫn số 27/HD-MTTW-BTT