Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia

(Mặt trận) - Chiều 18/1, tại Nhà Quốc hội, đã diễn ra Phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Học viện Tài Chính

Hội nghị trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa UBTƯ MTTQ Việt Nam và UBTƯ Mặt trận Lào xây dựng đất nước

Quang cảnh phiên họp 

Tham dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Trương Hòa Bình; Bí Thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng và thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia...

Chủ động, tích cực phối hợp triển khai nhiệm vụ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp

Báo cáo tại phiên họp về tình hình triển khai công tác bầu cử từ sau phiên họp thứ nhất, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã chủ động, tích cực phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam triển khai các công việc chuẩn bị bầu cử; đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban thuộc Hội đồng Bầu cử quốc gia và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia khẩn trương hoàn thiện tổ chức, thống nhất chương trình, cách thức hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Tính đến ngày 14/1, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp 

Trong đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 133 về ngày bầu cử. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành: Nghị quyết số 1185 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV; Nghị quyết số 1187 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026; Nghị quyết số 1186 quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02 về tổ chức cuộc bầu cử...

Về công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử, trong giai đoạn này, các cấp có thẩm quyền đã dự thảo các văn bản hướng dẫn, dự kiến cơ cấu, thành phần, nguyên tắc phân bổ người ứng cử ở Trung ương về địa phương. Công tác chuẩn bị để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử trong toàn quốc đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ. Việc thành lập Ủy ban bầu cử ở địa phương đang được các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai bảo đảm theo thời gian luật định. Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng nêu rõ, đến nay, chưa phát sinh khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử.

Tại phiên họp, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã nghe báo cáo tiến độ công việc của các Tiểu ban; nghe báo cáo và cho ý kiến về dự kiến chương trình, nội dung và phân công chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng thống nhất thông qua Nghị quyết Hướng dẫn về mẫu hồ sơ ứng cử, phiếu bầu cử và các loại mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử; thống nhất tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử vào ngày 21/1 tới.

Tập trung vào việc tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Thông tin về sự vào cuộc của UBTƯ MTTQ Việt Nam trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, từ Thông báo số 174 ngày 08/6/2020 Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 05 ngày 16/9/2020 của Hội đồng bầu cử quốc gia về việc triển khai 6 nhiệm vụ cơ bản của MTTQ Việt Nam, đến thời điểm này, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan nhằm đảm bảo quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử và Thông tri của Ban Thường trực hướng dẫn giám sát cuộc bầu cử. 

 “Ngày 13/1, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của UBTƯ MTTQ Việt Nam để quán triệt và triển khai cụ thể nhiệm vụ được giao. Ngày 22/1 tới đây, sau Hội nghị của Hội đồng bầu cử quốc gia, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến để hướng dẫn hệ thống Mặt trận cả nước”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thông tin.

Đánh giá cao và nhất trí với Tờ trình, nội dung dự thảo tại phiên họp, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, từ kinh nghiệm triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tại kỳ bầu cử này cần nâng cao hơn nữa công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam với Thường trực HĐND cùng cấp trong việc dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai công tác bầu cử cần tập trung vào việc tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử, chú trọng đến yếu tố đặc thù vùng miền, tôn giáo, dân tộc, văn hóa, tập quán; khắc phục hiện tượng một số nơi còn gặp khó khăn đối với việc lấy ý kiến cử tri đối với các chức sắc tôn giáo, việc lấy ý kiến cử tri nơi làm việc đối với người ứng cử là chủ đơn vị kinh tế tư nhân, hộ gia đình. Đồng thời cần đảm bảo nguồn kinh phí để phục phục vụ cho công tác bầu cử tại các địa phương…

“Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Mặt trận các cấp sẽ quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử quốc gia”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định.

Khẩn trương thực hiện các công việc theo nhiệm vụ được giao

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận phiên họp 

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao hoạt động của các Tiểu ban và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia kể từ sau phiên họp thứ nhất đến nay; nhất trí với các nội dung công việc trọng tâm sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Theo đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử; hoàn thành việc ban hành các văn bản, tài liệu, sách hướng dẫn phục vụ công tác bầu cử; thông qua Nghị quyết dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV; chỉ đạo việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; chỉ đạo việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử và lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử; triển khai thực hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử và hoàn thành chuyên trang thông tin điện tử của Hội đồng Bầu cử quốc gia; triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; phối hợp tổ chức các Đoàn giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngay sau phiên họp này, các Tiểu ban thuộc Hội đồng Bầu cử quốc gia và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia khẩn trương hoàn thiện các văn bản, tham mưu cho Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; các cơ quan hữu quan rà soát và khẩn trương thực hiện các công việc theo nhiệm vụ được giao, bảo đảm tổ chức cuộc bầu cử đúng tiến độ, đúng luật.