Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

(Mặt trận) -Tính đến nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đặc biệt có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đạt được kết quả đó phải kể đến công tác tuyên truyền, vận động.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Để duy trì đạt chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, từ nay đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành và tổ chức có hiệu quả các chính sách đặc thù về đầu tư, hỗ trợ cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Qua 11 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt khu vực nông thôn Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực...

Để đẩy nhanh tiến độ xã nông thôn mới nâng cao, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ kinh phí bổ sung có mục tiêu cho các địa phương; đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu và xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đột phá, theo hướng lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 30% số thôn được công nhận thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu...

Theo Báo Vĩnh Phúc