Trà Vinh chia sẻ, đồng cảm với đồng bào trở về địa phương và mong muốn được trở về quê hương

(Mặt trận) - Cùng với nhiều tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, từ ngày 01/10 đến nay, tỉnh Trà Vinh tiếp nhận nhiều người lao động từ ngoài tỉnh trở về địa phương sau thời gian dài giãn cách xã hội, sau rất nhiều những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

   Tiếp sức cho người lao động trở về Trà Vinh 

Khi nhận được thông tin có hàng trăm người lao động từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về Trà Vinh, ngay trong đêm ngày 01/10, bà Nguyễn Thị Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã có mặt tại chốt kiểm soát cầu Cổ Chiên trên Quốc lộ 60 để phối hợp cung cấp thức ăn, nước uống tiếp sức cho bà con sau quảng đường dài di chuyển; và từ thời điểm đó đến nay, hàng ngày UBMTTQ Việt Nam tỉnh đều theo dõi, nắm bắt tình hình công dân trở về quê và công tác cách ly ở các địa phương để kịp thời đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh (PCDB) Covid-19 các cấp có những giải pháp xử lý, vừa phù hợp với yêu cầu PCDB, vừa đảm bảo sức khỏe của cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự tại các khu tiếp nhận.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, từ ngày 01/10 đến ngày 09/10, tỉnh đã tiếp nhận gần 16.000 người lao động từ ngoài tỉnh tự phát trở về địa phương. Trước tình hình đó, tỉnh đã phải trưng dụng lại các trường học để làm khu cách ly, nâng cao khả năng tiếp nhận ở mức cao hơn có thể để bố trí đủ chỗ cho người dân về tỉnh trong điều kiện an toàn, tránh lây nhiễm chéo; đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc tổ chức hỗ trợ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

   Tiếp sức cho người lao động trở về Trà Vinh 

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến ngày 08/10, các địa phương đã thành lập hơn 60 bếp ăn thiện nguyện, ủng hộ hàng trăm triệu đồng tiền mặt và nhiều lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để hỗ trợ bữa ăn hàng ngày cho bà con trong các khu cách ly. Anh Bùi Thanh Bình (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh) cho biết, từ ngày 02/10 đến nay nhóm của anh đều phối hợp với chùa Bình Phước (phường 4) nấu và cung cấp khoảng 400 phần ăn/ngày cho chốt kiểm soát cầu Cổ Chiên và một số khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố. Còn tại thị trấn Mỹ Long (huyện Cầu Ngang), các nhà hảo tâm cung cấp hơn 100 suất ăn/buổi (mỗi ngày 03 buổi) cho những người trong các khu cách ly ở địa phương.

Bà Nguyễn Thị Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh cho biết, ngày 05/10 vừa qua, Ban Chỉ đạo PCDB Covid-19 tỉnh Trà Vinh đã ban hành kế hoạch để đón phụ nữ mang thai từ 8 tháng tuổi trở lên và người thân đi cùng chăm sóc sản phụ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Trà Vinh hiện đang tạm trú ở Thành phố Hồ Chí Minh; thời gian tiếp nhận danh sách đến hết ngày 15/10/2021, sau đó sẽ tổ chức rước sản phụ về tỉnh. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng tiếp theo đối với đồng bào Trà Vinh còn đang ở ngoài tỉnh, nhất là đối với những sản phụ sắp đến ngày sinh con, bởi trước đó, thông qua đường dây nóng, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận và phối hợp xử lý hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn về những vấn đề có liên quan của những người con xa quê gặp khó khăn do dịch bệnh, trong đó có rất nhiều trường hợp là người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh cũng lưu ý và đề nghị người dân cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tiếp nhận về tỉnh và khi thực hiện cách ly tại tỉnh.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường và nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tỉnh Trà Vinh đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức, quyết tâm thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp cấp bách PCDB; tuy nhiên, sau thời gian được lắp đầy những “vùng xanh”, một số địa phương trong tỉnh nay lại bắt đầu “chuyển màu” vì những diễn biến mới của dịch bệnh. Đến chiều ngày 09/10, tỉnh Trà Vinh đã ghi nhận 1.636 ca mắc Covid-19 (có 42 ca nhập cảnh), hơn 15 ngàn trường hợp đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà và cơ sở y tế; một trong những điều đáng lo ngại là có hơn 100 trường hợp mắc mới trong thời gian gần đây là những người mới trở về địa phương từ ngoài tỉnh, thậm chí có trường hợp người từ ngoài tỉnh tự ý về nhà, sau đó phát hiện dương tính, tạo ra rất nhiều trường hợp tiếp xúc gần.

    Tiếp sức cho người lao động trở về Trà Vinh

Theo bà Nguyễn Thị Tuấn Thanh, tỉnh rất đồng cảm và chia sẻ với mong mỏi của những người con xa xứ được hồi hương đoàn tụ với gia đình sau thời gian dài chống chọi và trải qua nhiều khó khăn do dịch bệnh, song, việc trở về quê một cách tự phát, khó kiểm soát là hành động rất nguy hiểm, sẽ làm cho đường lây nhiễm bệnh dễ xảy ra hơn, nguy cơ tái bùng phát dịch càng lớn hơn; hiện nay tỷ lệ tiêm vắc-xin của tỉnh còn thấp, nếu dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của Nhân dân.

Mong rằng, các gia đình tiếp tục động viên người thân còn đang ở ngoài tỉnh yên tâm ở lại các địa phương để PCDB, để được hỗ trợ các chính sách an sinh, để cùng với các địa phương khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm lại việc làm sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh; không về quê một cách tự phát mà cần phải đăng ký, có tổ chức đưa đón đảm bảo an toàn phòng dịch theo quy định, bởi các khu cách ly tập trung của tỉnh đã lắp đầy, nếu phải tiếp nhận thêm những trường hợp tự phát sẽ không đảm bảo các điều kiện ăn nghỉ, sinh hoạt, dễ phát sinh lây nhiễm trong khi cách ly; còn với những trường hợp đã được về tỉnh thì phải chấp hành tốt các quy định của cơ quan chức năng, ngành y tế và địa phương về yêu cầu PCDB Covid-19, không trốn tránh cách ly, không gây rối trật tự công cộng để vừa chung tay thực hiện hiệu quả công tác PCDB, vừa thích ứng an toàn với dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.