Thanh Hóa: Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực các Hội đồng tư vấn

(Mặt trận) - Sáng ngày 27/11, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tọa đàm trao đổi kinh nghiệm và phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn trong công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Cà Mau: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X

Quang cảnh hội nghị. 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi kinh nghiệm, nêu lên những đóng góp của Hội đồng tư vấn, cũng như chia sẻ khó khăn, vướng mắc và các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội.

Có thể nói, dù tham gia giám sát, phản biện lĩnh vực nào, các thành viên Hội đồng tư vấn đều nhiệt tình và trách nhiệm cao. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực các vị trong các Hội đồng tư vấn.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng: trong lĩnh vực phản biện xã hội, các Hội đồng tư vấn hoạt động tích cực, hiệu quả thì trong hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế, do chưa có điều kiện giám sát độc lập; Hội đồng tư vấn còn bị động về nội dung phản biện, một số nội dung giao phản biện quá gấp gáp, chưa đủ thời gian để Hội đồng phản biện nghiên cứu, khảo sát, có ý kiến thỏa đáng. Để hoạt động giám sát, phản biện xã hội đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng MTTQ các cấp cần chủ động xây dựng chương trình giám sát chuyên đề, trong đó chọn vấn đề nổi cộm, dư luận quan tâm nhiều để chủ động giám sát; không ngừng đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phản biện xã hội; nội dung cần phản biện phải được chuẩn bị kỹ càng, chủ đáo, đầy đủ.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân vận tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị. 

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân vận tỉnh Thanh Hóa cảm ơn và tiếp thu ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, cụ thể của các đại biểu; đồng thời cho rằng nội dung giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng, chưa rõ cách làm, hiệu quả chưa cao.

Xác định năm 2022 là năm đột phá trong nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của hệ thống Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở, bà Phạm Thị Thanh Thủy đề nghị MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội cần chủ động xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung giám sát cụ thể, nhất là giám sát những vấn đề nóng, những vấn đề Nhân dân đặc biệt quan tâm; tiếp tục mở rộng đối tượng, phạm vi giám sát theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đối với các vị Ủy viên Hội đồng tư vấn của MTTQ cần xây dựng kế hoạch hoạt động của từng Hội đồng tư vấn, chủ động nắm bắt thêm các vấn đề cần giám sát, phản biện, để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ.

Chiều cùng ngày, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo thông báo của Ủy ban MTTQ tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp 207 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh thông qua 27 cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh và hệ thống MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự hội nghị được nghe đại diện HĐND tỉnh Thanh Hóa thông báo đến các đại biểu dự kiến thời gian, nội dung chương trình Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Đồng thời, đại diện khối đoàn thể, các hội đặc thù và các thành viên trong hội đồng tư vấn MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho rằng: MTTQ tỉnh đã tập hợp rất đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến HĐND tỉnh, tuy nhiên cần có đánh giá cụ thể về những kiến nghị đã được giải quyết và tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị đó.

Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đề nghị HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, triển khai cơ sở hạ tầng, các dự án tại các khu kinh tế trọng điểm như: Khu kinh tế Nghi Sơn; Khu kinh tế công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án đã đăng ký đầu tư, có bố trí quỹ đất nhưng chậm triển khai. Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn xã Đông Nam; sớm có kế hoạch đầu tư tôn tạo, phục hồi, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch như: Khu di tích lịch sử Thành Hoàng Nghiêu tại xã Đông Nam (Đông Sơn); Hàm Rồng – Núi Đọ (TP Thanh Hóa). Đề nghị tỉnh sớm sửa đổi, bổ sung định mức biên chế cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính các cấp học cho phù hợp tình hình thực tế và các quy định của Trung ương mới ban hành; rà soát nguồn kinh phí cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo khu vực miền núi; có chính sách đào tạo giáo viên chất lượng cao các cấp học.

Đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống dịch Covid-19; có cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến cơ sở. Chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả phương án giải quyết việc làm cho người lao động từ các tỉnh phía Nam trở về; có chính sách hỗ trợ phù hợp hơn cho lực lượng quân sự, công an cấp xã…

Phát biểu kết luận hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Thủy ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tham dự tại hội nghị. MTTQ tỉnh sẽ bổ sung các ý kiến góp ý tại hội nghị để hoàn thiện thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, HĐNĐ tỉnh khóa XVIII sắp tới.