MTTQ tỉnh Sóc Trăng tổ chức hiệp thương lần hai: thông qua danh sách 13 người ứng cử đại biểu Quốc hội

(Mặt trận) - Sáng 16/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận về việc lập danh sách sơ bộ những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

Các đại biểu biểu quyết thống nhất danh sách sơ bộ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh: CHÍ BẢO 

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, về tiêu chuẩn đại biểu, kết quả điều chỉnh lần thứ nhất, kết quả thỏa thuận tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Các đại biểu thống nhất kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc của người tự ứng cử…

Theo ông Dương Sà Kha, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, căn cứ Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH14 ngày 22/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV; số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh Sóc Trăng được phân bổ thì tổng số đại biểu Quốc hội được bầu ở tỉnh là 7 người (4 người do địa phương giới thiệu, 3 người do Trung ương giới thiệu).

Tại hội nghị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã thông qua danh sách những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do địa phương giới thiệu gồm 13 người; trong đó, có 1 người tự ứng cử.

Còn tại HĐND tỉnh, số đại biểu được bầu trong nhiệm kỳ tới là 52 người. Danh sách được thông qua tại Hội nghị hiệp thương lần hai gồm 100 người; trong đó có 1 người tự ứng cử. Danh sách này đảm bảo được cơ cấu kết hợp - 35% là đại biểu nữ, người ngoài đảng không thấp hơn 10%, người trẻ tuổi không thấp hơn 15%, đại biểu tái cử từ 30% trở lên, người dân tộc thiểu số từ 26% trở lên.