Hủ tục thì phải loại bỏ ​

“Xin hỏi giới trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?”, đây là câu hỏi của Hòa thượng Tố Liên đặt ra liên quan đến tục đốt vàng mã.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Không kinh sách nào dạy, không tôn giáo nào có quy định việc đốt vàng mã.

Không kinh sách nào dạy, không tôn giáo nào có quy định việc đốt vàng mã, nhưng nó được nhiều người thực hiện và ngày càng nặng nề hơn. Đã có thống kê sơ bộ vào năm 2017, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 50.000 tấn vàng mã, riêng tại Hà Nội, TPHCM tiêu tốn khoảng vài trăm tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Thật khó để có số liệu chính xác về chuyện tiền nong chi cho tập tục này, nhưng chắc chắn vài trăm tỉ đến ngàn tỉ đồng là hoàn toàn có thể.

Các cơ sở sản xuất vàng mã nhạy bén với thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Thiên hạ ai cũng thích giàu sang phú quý, cho nên vàng mã thời nay toàn xe hơi nhà lầu, càng to càng oách, chưa kể điện thoại đời mới các loại.

Nhà sản xuất tinh ranh còn rỉ tai về những chuyện tâm linh bí hiểm, kích thích sự mê tín. Càng cho người âm tiêu xài nhiều thì càng được họ phù hộ cho giàu sang. Vậy là người làm vàng mã ngày càng phát đạt.

Ngược lại với sự phát đạt của một số nhà sản xuất và kinh doanh vàng mã, đó là nhiều gia đình, cộng đồng tốn kém tiền bạc, hàng chục nghìn tấn giấy tiêu hao tất nhiên đi liền với hàng nghìn tấn gỗ các loại bị khai thác, môi trường sống bị ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ cao.

Vấn đề đặt ra là đốt vàng mã có cần thiết hay không? và làm sao thay đổi được nhận thức của đa số người dân về tập tục này. Muốn thay đổi thì phải có sự bắt đầu, và Trung ương Giáo hội Phật giáo VN vừa có công văn đề nghị Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Nếu như tất cả các nơi thờ tự, đền chùa, tịnh viện đều thực hiện nghiêm túc lời kêu gọi của Trung ương Giáo hội Phật giáo VN thì sẽ hạn chế được rất nhiều hoạt động đốt vàng mã. Lời kêu gọi này thành công hay không tùy thuộc vào vai trò của các thầy, các tăng. Với uy tín của mình, các thầy nói với Phật tử những điều thật thuyết phục để mọi người thay đổi nhận thức.

Có những tập tục, truyền thống có giá trị, có ý nghĩa thì nên giữ, nhưng có những hủ tục phải dẹp. Hội nhập với thế giới văn minh đòi hỏi phải xây dựng nếp sống văn minh, những hủ tục thể hiện sự mê tín là không văn minh.

Cùng với tổ chức tôn giáo, chính quyền các địa phương cũng nên vào cuộc, đưa ra những quy định cấm đốt vàng mã trên đường, những nơi dễ gây cháy nổ để hạn chế tối đa, dần đi đến xóa bỏ hủ tục này.