Chủ động xây dựng phương án bầu cử trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19

(Mặt trận) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản liên quan đến việc tổ chức các hội nghị để ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 gặp gỡ, tiếp xúc cử tri và vận động bầu cử theo đúng quy định, nhưng cũng đảm bảo những yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tặng 100 suất quà Tết cho hộ nghèo huyện Văn Bàn

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Long Hồ

* Theo đó, Ban Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND, Thường trực HĐND và Ủy ban bầu cử TP Hồ Chí Minh đã triển khai các phương án chuẩn bị cho cuộc bầu cử trực tuyến; đồng thời đã tổ chức hội nghị trực tuyến công tác tập huấn phục vụ cuộc bầu cử; tổ chức điều hành, diễn tập vận hành thử phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác bầu cử.

Phần mềm hỗ trợ bầu cử được triển khai từ Ủy ban bầu cử TP Hồ Chí Minh đến thành phố Thủ Đức, 21 quận, huyện và 312 phường, xã, thị trấn. Phần mềm bao gồm một số chức năng chính như: Lập danh sách cử tri và in thẻ cử tri, báo cáo biến động của cử tri, báo cáo tiến độ cử tri đi bầu các cấp, tổng hợp kết quả bầu cử, lập các báo cáo của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử theo các biểu mẫu do hội đồng bầu cử quốc gia quy định…

Tính đến nay, hơn 1.500 cán bộ được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm. Ngay sau buổi tập huấn, các đơn vị được phân công đã tiến hành nhập thông tin cử tri, đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu, thông tin về ứng cử viên… vào hệ thống phần mềm. Đến ngày 14/5, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tổ chức diễn tập đợt 3 vận hành thử phần mềm nhằm thực hiện rà soát, đảm bảo việc chuẩn bị cho công tác bầu cử.

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm này, các đơn vị bầu cử trên toàn thành phố cơ bản đánh giá cao phần mềm hỗ trợ bầu cử với tính năng hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh COVID-19.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP Nguyễn Thị Lệ cùng các đại biểu kiểm tra công tác bầu cử tại TP Thủ Đức. Ảnh: Long Hồ

Cũng tại Phiên họp thứ XII của Ủy ban Bầu cử Thành phố, diễn ra chiều 11/5, Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026 (Ủy ban Bầu cử Thành phố) yêu cầu các quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong thời gian tới nghiêm túc chấp hành các quy định, hướng dẫn về công tác đảm bảo y tế phục vụ bầu cử; xây dựng phương án đảm bảo y tế cho bầu cử phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi địa phương; đề cao cảnh giác không lơ là, chủ quan, sẵn sàng phòng, chống COVID-19 trong mọi tình huống, mọi công việc.

Tùy tình hình thực tế của dịch COVID-19 tại mỗi địa phương để tiếp tục triển khai các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử đảm bảo các yếu tố phòng dịch về giãn cách, sát khuẩn; tổ chức các hội nghị trực tuyến giúp kết nối các đơn vị, địa phương, tạo sự lan tỏa đến các giới, các tổ chức tôn giáo, các tầng lớp nhân dân.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Lệ, bên cạnh các nội dung chính thức, cần tận dụng các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động tranh cử để lồng ghép, tiếp tục tuyên truyền, vận động, đưa thông tin về bầu cử đến với cử tri. Ủy ban Bầu cử Thành phố và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tăng cường kiểm tra, rà soát phương án phòng, chống dịch COVID-19 ở từng khu vực, từng tổ bầu cử để đảm bảo an toàn cho ngày bầu cử. Cấp ủy chính quyền các cấp cần quán triệt cán bộ, công chức, người tham gia phục vụ bầu cử phải nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng với đó, triển khai các kế hoạch, phương án kiểm soát chặt chẽ địa bàn, tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tổ bầu cử, những người phục vụ bầu cử.

Bà Nguyễn Thị Lệ cũng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát lại các nội dung yêu cầu về công tác chuẩn bị, tổ chức bầu cử; phương án bầu cử trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19; tiếp nhận, giải quyết kịp thời các khiếu nại liên quan đến việc lập danh sách cử tri; kiểm soát, xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc, hại liên quan đến bầu cử trên không gian mạng...

Ứng cử viên Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM trình bày chương trình hành động khi trúng cử. 

Theo báo cáo của Ủy ban Bầu cử Thành phố, các tiểu ban của Ủy ban Bầu cử Thành phố, Ban bầu cử quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã triển khai tốt đúng nội dung, đúng tiến độ kế hoạch chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử sắp tới. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động tranh cử nghiêm túc, dân chủ, công bằng và đảm bảo tốt các tiêu chí về phòng, chống COVID-19 trên địa bàn Thành phố.   

Đến ngày 9/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ quận – huyện, TP Thủ Đức chủ trì và phối hợp UBND cùng cấp tổ chức 23/110 hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV với cử tri tại các đơn vị bầu cử để vận động bầu cử, có 3.451 cử tri tham dự, bình quân 150 cử tri/hội nghị, có 345 lượt cử tri tham gia phát biểu ý kiến.

Đối với HĐND TP có 32 đơn vị bầu cử với 158 ứng cử viên, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ quận – huyện, TP Thủ Đức đã chủ trì và phối hợp UBND cùng cấp tổ chức 26/177 hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ giữa những người ứng cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2021 – 2026 với cử tri tại các đơn vị bầu cử để vận động bầu cử, có 4.681 cử tri tham dự, bình quân 180 cử tri/hội nghị, có 391lượt cử tri tham gia phát biểu ý kiến.

Các địa phương trên toàn Thành phố đã và đang thực hiện tốt việc niêm yết danh sách cử tri, tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tại các khu vực bầu cử; tổ chức tốt diễn tập vận hành thử nghiệm phần mềm hỗ trợ công tác bầu cử; hoạt động tuyên truyền cho công tác bầu cử diễn ra sôi nổi, hiệu quả, tạo sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các tầng lớp nhân dân…

Tại TP Hồ Chí Minh có 3.092 tổ bầu cử với 5.502.162 cử tri, trong đó cử tri nữ là 2.901.024 người sẽ bầu ra 30 đại biểu Quốc hội và 95 đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh.

Khu vực các ly tạm thời ở Phường 3, thành phố Đông hà, tỉnh Quảng Trị- Ảnh: Quang Hiệp 

* Ngày 11/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã ban hành hướng dẫn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, những địa phương ở trạng thái bình thường hoặc thực hiện giãn cách xã hội có thể tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến; khuyến khích việc tổ chức hội nghị trực tuyến kết hợp phát thanh trực tiếp và công bố số điện thoại nóng để đảm bảo số đông cử tri có thể nghe được nội dung và gửi ý kiến đến các ứng cử viên.

Với hình thức hội nghị trực tuyến, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cung cấp về chương trình hành động, tiểu sử tóm tắt để địa phương chuyển tải thông tin đến địa bàn khu dân cư, hộ dân và cử tri.

Trước khi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp liên hệ, xác định rõ số lượng và thành phần đại biểu tham dự theo đúng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, gắn với yêu cầu cao nhất về phòng, chống dịch COVID-19.

Những nơi đang áp dụng các biện pháp cách ly xã hội hoặc phong tỏa không thể tổ chức hội nghị lựa chọn hình thức vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức phụ trách bầu cử; niêm yết, in gửi, đăng tải về chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến địa bàn khu dân cư, hộ dân và cử tri. 

Người ứng cử đang được theo dõi, điều trị COVID-19 tại cơ sở y tế hoặc được cách ly tổ chức vận động bầu cử thông qua các phương tiện truyền thông. Cơ quan chức năng niêm yết, in gửi, đăng tải, truyền thông chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đến địa bàn khu dân cư, hộ dân và cử tri.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Báo Quảng Trị

Theo Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Trị, từ ngày 5 - 18/5, việc tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử với ứng cử viên đại biểu Quốc hội thực hiện ở 15 điểm, ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ở 56 điểm. Ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.

Danh sách chính thức 10 người ứng cử để bầu 6 đại biểu Quốc hội khóa XV ở 2 đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh; 85 người ứng cử để bầu 50 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo 16 đơn vị bầu cử; 483 người ứng cử để bầu 292 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ở 74 đơn vị bầu cử; 4.836 người ứng cử để bầu 2.883 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở 834 đơn vị bầu cử  đã được công bố

* Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-BCD, nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026. 

Theo đó, Quảng Ngãi đã xây dựng các phương án tối ưu nhằm phòng, chống dịch tại các điểm bầu cử; trước, trong và sau thời gian bầu cử; đồng thời có kịch bản xử lý các tình huống, có quy trình bỏ phiếu, sử dụng hòm phiếu phụ để ứng phó với dịch.

Các địa phương bố trí để cử tri đi bỏ phiếu theo từng khu vực, điểm dân cư, thời gian nhất định. Cùng với việc thực hiện phân luồng từ xa, lực lượng chức năng hướng dẫn cử tri xếp hàng , giữ khoảng cách 2m. Các bàn, chỗ ngồi ghi phiếu đảm bảo khoảng cách 2m...

Khu cách ly tập trung của tỉnh, cơ sở y tế đang thực hiện cách ly y tế điều trị COVID-19 và người đang cách ly tại nhà sẽ bỏ phiếu vào hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động) để đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.