Biến đổi dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Quỹ Dân số Liên hiệp quốc UNFPA tại Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách “MTTQ Việt Nam với biến đổi dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam”.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: VA)

Thực hiện vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, với mong muốn góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chính sách Dân số phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững, góp phần hoàn thiện dự án Luật Dân số trình Quốc hội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với chủ đề “MTTQ Việt Nam với biến đổi dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam”.

Hội nghị lần này cũng là dịp để Ban soạn thảo Luật dân số lấy ý kiến các Hội đồng tư vấn của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đại diện MTTQ địa phương về Dự thảo Luật Dân số. Theo đó, có 6 chính sách lớn đề nghị các đại biểu góp ý kiến gồm: Duy trì mức sinh thay thế và quy định về số con; Phá thai an toàn; Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Tầm soát bệnh, tật bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số; Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Lồng ghép các biến dân số trong kế hoạch phát triển.

Tại Hội nghị, đề cập tới việc vận dụng các quy tắc và cam kết quốc tế trong xây dựng chính sách dân số, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Luật Dân số mới của Việt Nam cần đảm bảo các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế về quyền con người, trong đó quyền được quyết định việc có con, thời điểm sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh cũng như các thông tin và biện pháp tiến hành các quyền này. Các điều khoản về việc chính phủ quy định số con hoặc khuyến khích về số con sẽ chưa tuân thủ đúng các cam kết quốc tế. Các quy định chính sách về mức sinh khác nhau giữa các vùng miền cũng sẽ chưa tuân thủ đầy đủ quyền được quyết định về số con cũng như quyền không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, quy định đầy đủ và rõ ràng về việc cung cấp các thông tin, giáo dục và dịch vụ đầy đủ có chất lượng về sức khỏe sinh sản, ưu tiên các vùng, nhóm dân số khó khăn, có điều kiện đặc biệt, sẽ là biện pháp tích cực và hiệu quả để đạt mục tiêu quy mô dân số.

Theo ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề Văn hóa - Xã hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Dự thảo đưa ra 8 chương là hợp lý và đã bao quát được các vấn đề dân số và phát triển. Tuy nhiên, Dự thảo chưa đưa ra các vấn đề gây bức xúc trong dư luận hiện nay như việc sinh con xong bỏ đi gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Hay thực tế hiện nay trí thức chỉ sinh một con, vậy nên hạn chế chỗ nào, khuyến khích chỗ nào để có một thế hệ tương lai chất lượng hơn.

Ở một góc nhìn khác, ông Trương Hải Cường, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Tôn giáo, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, những điều đưa ra trong luật về sinh sản, biện pháp tránh thai phù hợp với quan niệm mới về việc sinh con có trách nhiệm. Bên cạnh đó là vấn đề di dân, sau 1954 có cuộc di dân lớn, trên 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, di dân vào vùng kinh tế mới sau năm 1975. Như vậy cần đề cập tới trách nhiệm của nơi đến, trong Luật có quy định về vấn đề di dân, nhưng thiếu vấn đề căn bản là cư dân đến, nơi đến phải đảm bảo đời sống tinh thần cho dân di cư, trong đó có đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Đây là vấn đề tính đến lâu dài trong luật. Rồi vấn đề dân số già, Dự thảo Luật nghiêng về quyền lợi của người già hơn là trách nhiệm của người già. Nên có quy định sao cho vừa đảm bảo quyền lợi vừa đảm bảo trách nhiệm tính gương mẫu của người già.

 

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: VA)

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Khoa học – Giáo dục và Môi trường đặc biệt hoan nghênh việc tầm soát tiền hôn nhân, nhưng cần tư vấn cho các cặp vợ chồng về kiến thức sinh sản. Đồng thời quy định nâng cao chất lượng sinh, khuyến khích các gia đình có điều kiện sinh, còn hạn chế lại rất khó. Đề nghị Luật có hành vi nghiêm cấm lựa chọn thai nhi theo giới tính, cơ sở phá thai không đúng yêu cầu….

Đồng quan điểm, GS. Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lại cho rằng, cái khó ở đây là nghèo lại sinh nhiều, giàu sinh ít. Đặc biệt trí thức nhiều người sinh một con, người nghèo lại quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ”, thực tế đó cần thảo luận trong Hội nghị này. Bên cạnh đó, về vấn đề giới tính, thành kiến nam nữ còn nặng, do đó cần giáo dục bằng kiến thức sinh học…