Quảng Nam: Phản biện đề án cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa

(Mặt trận) - Chiều ngày 6/1, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025”.

MTTQ huyện Thuận Châu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

 

Đề án này trình Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh (dự kiến tổ chức ngày 12.1.2022) xem xét, thông qua. Đây là một trong những đề án có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm đến.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca cho rằng, xã hội hóa là một chủ trương, chính sách lớn có ý nghĩa quan trọng và lâu dài nhằm huy động tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Giai đoạn 2008 - 2020, toàn tỉnh có 43 cơ sở thực hiện xã hội hóa, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5.300 tỷ đồng, chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục.

Theo đánh giá, những kết quả thực hiện xã hội hóa đạt được thời gian qua còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân trong phát triển các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Địa bàn đầu tư và lĩnh vực xã hội hoá chưa toàn diện, nhất là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư xã hội hóa chưa thu hút sự quan tâm của xã hội.

Ông Võ Xuân Ca cho rằng, trong  khả năng cân đối ngân sách cho đầu tư công còn hạn chế thì việc UBND tỉnh xây dựng, trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết.

Tại hội nghị, các đại biểu biểu tập trung thảo luận, tham gia ý kiến về sự cần thiết xây dựng đề án và phù hợp với quy định của pháp luật về xã hội hóa hiện hành; tính khoa học, thực tiễn và khả thi của dự thảo đề án.