Nam Định: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội

(Mặt trận) -Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị (khóa XI), sự phối hợp giám sát giữa Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) với các tổ chức chính trị - xã hội, giữa Mặt trận với HĐND các cấp tỉnh Nam Định ngày càng gắn kết hơn, khắc phục sự chồng chéo… để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới.

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn

MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái giám sát sâu từng lĩnh vực của đời sống

Lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, không nể nang, né tránh

 Nhờ phát huy vai trò giám sát của nhân dân, phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Đồng chí Đoàn Văn Hùng, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định cho biết: Qua 8 năm thực hiện Quyết định 217 và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu, phối hợp xây dựng cơ chế, điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, việc Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 218 là căn cứ quan trọng để MTTQ các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân phát huy dân chủ, quyền và trách nhiệm tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua góp ý của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền nghiên cứu tiếp thu và có giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sát với thực tiễn, đảm bảo được quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua 8 năm triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Công tác triển khai, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của một số tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã chưa chủ động. Việc phối hợp giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã hiện nay vẫn còn không ít khó khăn, lúng túng. Một số đoàn thể còn nặng về công tác tuyên truyền, chưa xây dựng chuyên sâu các nội dung cần thực hiện giám sát... Kết quả công tác phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra do những nguyên nhân khách quan từ các cơ quan chủ trì soạn thảo và nguyên nhân chủ quan trong tham mưu đề xuất và phối hợp ở các địa phương. Công tác phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp còn hạn chế, chưa tổ chức được hội nghị phản biện, chưa tổ chức phản biện vào các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chủ yếu mới thực hiện nhiều nội dung tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản. Đối với công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, đối tượng, nội dung, phạm vi góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là rất rộng, song nguồn lực, chất lượng cán bộ MTTQ các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội trực tiếp tham gia vào triển khai, tổ chức thực hiện nhất là cấp cơ sở còn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong triển khai thực hiện, việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền còn thiếu về biện pháp thực hiện đồng bộ trong hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Nguyên nhân là do, việc cụ thể hóa Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị còn chậm. Giám sát, phản biện là việc khó, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực nhạy cảm (tài chính, ngân sách; đất đai, tài nguyên, môi trường; chính sách xã hội..) do vậy những năm đầu mới triển khai giám sát, phản biện đối tượng được giám sát thường không nhiệt tình, ít tạo điều kiện trong quá trình giám sát. Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa quan tâm định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương chưa chủ động tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ngành hữu quan...

Thực tiễn cho thấy, giám sát và phản biện xã hội được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Để nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội, thời gian tới, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh tiếp tục quán triệt, phổ biến tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nội dung Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị; tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về hoạt động giám sát, phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh; từ đó chủ động tổ chức triển khai, tham gia thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, có hiệu quả. Chính quyền các cấp quan tâm, chủ động, tăng cường phối hợp, tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội; xem đây là một kênh quan trọng, cần thiết để xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp bám sát tình hình thực tế của địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp, sát với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị và chức năng, nhiệm vụ theo quy định; tập trung giám sát những nội dung, vấn đề dư luận xã hội và nhân dân bức xúc, quan tâm; chủ động kiến nghị, đề xuất cấp ủy, chính quyền gửi các văn bản dự thảo quy định có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân để tổ chức phản biện xã hội. Chủ động phối hợp, phát huy lực lượng của các tổ chức, cơ quan hữu quan, các thành viên Hội đồng tư vấn, chuyên gia có kinh nghiệm trên các lĩnh vực tham gia vào quá trình giám sát, phản biện xã hội. Tiếp tục tập huấn chuyên sâu, nâng cao nhận thức, hiểu biết; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn công tác cho đội ngũ cán bộ Mặt trận; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt, đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức; làm tốt công tác tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Tiếp tục phát huy vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng và nhân dân./.

Theo Lam Hồng - Văn Trọng – Báo Nam Định