Gia Lai: Tổ chức trên 111 cuộc giám sát và phản biện xã hội

(Mặt trận) -Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng của MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai. Công tác giám sát và phản biện đã được quy định trong Hiến pháp; Luật MTTQ Việt Nam; đồng thời được cụ thể hoá bằng Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và các văn bản pháp luật của Nhà nước.

MTTQ huyện Thuận Châu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Công tác giám sát các vấn đề nổi cộm liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân và các vấn đề bức xúc đã được MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng. Từ đầu năm đến nay, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức được trên 100 cuộc giám sát trực tiếp và gián tiếp về: công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư của công dân; giám sát việc thực hiện Quyết định 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 và Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư TW Đảng; giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; giám sát việc chi hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 trên địa bàn tỉnh; giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 136/2021/NQ-HĐND ngày 25/02/2021 của HĐND tỉnh Gia Lai quy định về chức danh,bố trí số lượng người, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh…

Quang cảnh hội nghị phản biện 

Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò các nhân sỹ, trí thức, các chuyên gia; Hội đồng tư vấn, Ban và Tổ tư vấn; 220 Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và đã giám sát được hơn 150 cuộc, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình triển khai các nhiệm vụ tại địa phương, cơ sở để đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Ngoài ra, phối hợp, tham gia giám sát với các Ban của HĐND tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội; tham gia giám sát với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về việc tạm giam, tạm giữ và thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam…

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức phản biện dự thảo 11 chương trình, kế hoạch, đề án…liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; phối hợp tổ chức 5 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với các tầng lớp nhân dân. Phối hợp tổ chức gần 300 hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, cử tri và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời theo dõi việc trả lời, giải quyết các những ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp nhân dân của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Từ đầu năm đến nay, với chức năng và nhiệm vụ của mình, MTTQ Việt Nam các cấp đã làm tốt công tác giám sát và phản biện xã hội. Góp phần thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giúp cho cá nhân hoặc tổ chức là tác giả của các công trình, dự án, đề án…có được cái nhìn tổng thể hơn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo đúng quy định của pháp luật…Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải để phát huy tốt hơn vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội, thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về Quy chế giám sát và phản biện xã hội đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Hàng năm, MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chủ động lựa chọn những nội dung, các vấn đề bức xúc mà người dân đang quan tâm; các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân xin ý kiến cấp ủy, xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội. Trong đó, quan tâm lựa chọn phương pháp giám sát, phản biện phù hợp.

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Nhất là tài liệu liên quan đến nội dung giám sát và phản biện phải được gửi trước cho tất cả các tổ chức, cá nhân được mời tham gia…

Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình về giám sát và phản biện xã hội từ xây dựng kế hoạch đến báo cáo kết quả và kiến nghị…phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đúng quy định của pháp luật.

Ngoài thành lập đoàn giám sát, cần tổ chức các hình thức giám sát khác và ngoài tổ chức Hội nghị tổ chức các hình thức phản biện xã hội khác phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở để đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giám sát và phản biện xã hội.

Phát huy vai trò của các vị ủy viên Ủy ban MTTQ; già làng, người uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số; các nhân sỹ, trí thức, chức sắc các tôn giáo; thành viên của Hội đồng tư vấn, Ban và Tổ tư vấn; các chuyên gia tham gia giám sát và phản biện xã hội; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận cơ sở để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định.

N.A