Tuyên truyền bầu cử ở Gia Lai

(Mặt trận) - Tỉnh Gia Lai đã tăng cường triển khai các nội dung tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức thực tế, phù hợp với văn hóa từng dân tộc.

Đồng Sơn vươn mình

Đakrông, điểm sáng về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên gặp gỡ, biểu dương các điển hình tiên tiến trong các tổ chức tôn giáo năm 2024

 Tuyên truyền thông tin về cuộc bầu cử đến đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Tỉnh đặc biệt chú trọng tuyên truyền miệng bằng hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Bahnar, Jrai...) để người dân vùng dân tộc thiểu số hiểu được mục đích, ý nghĩa của đợt bầu cử và các thông tin pháp luật có liên quan.

Theo ông Ksor Khiếu, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND huyện Ia Grai, công tác tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian qua, công tác tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể huyện Ia Grai luôn được chú trọng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện có hơn 50% là người Jrai nên công tác tuyên truyền, vận động để triển khai mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử sắp tới xuống các thôn, làng được chú trọng.

Công tác tuyên truyền về vùng dân tộc thiểu số được Ủy ban Bầu cử huyện Ia Grai chú trọng với mục đích để Ngày bầu cử thực sự là ngày hội toàn dân và đảm bảo người dân đến bầu cử đầy đủ, an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật, bình đẳng, góp phần vào thành công chung của đất nước - ông Ksor Khiếu khẳng định.

Theo đó, tỉnh Gia Lai đã căn cứ theo các hướng dẫn, quy trình bầu cử các cấp đã triển khai để lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ nghe, hiểu đồng thời dịch ra hai thứ tiếng: Phổ thông và Jrai để người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận. Nội dung tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các thông tin pháp luật có liên quan như Hiến pháp 2013, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND; các văn bản hướng dẫn về cuộc bầu cử của Nhà nước, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Để công tác tuyên truyền thực sự đạt hiệu quả, Ủy ban Bầu cử các cấp tại tỉnh Gia Lai đã  huy động nguồn nhân lực là già làng, người uy tín trong các thôn làng tham gia công tác tuyên truyền miệng kết hợp với các phương pháp trực quan, sinh động như bảng biểu, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi và đọc trên loa phát thanh của thôn, làng, tổ dân phố.

Tại các thôn, làng người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, ngoài tuyên truyền miệng tại các cuộc họp cử tri, họp thôn, làng, hình thức tuyên truyền được đẩy mạnh thông qua loa truyền thanh. Mỗi thôn làng đều có một cụm loa truyền thanh không dây và được phát theo khung giờ cố định theo quy chế hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh.

Đa số các thôn, làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều có người dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số. Do vậy, UBND-HĐND các xã đã chỉ đạo thành lập Tiểu ban công tác thông tin tuyên truyền về bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, thành lập ở mỗi thôn, làng một tổ tuyên truyền miệng. Các tổ sẽ có trách nhiệm đến tuyên truyền nội dung bầu cử đến tận nhà người dân.

Ông Rơ Châm Thel, người uy tín ở làng Êch, xã Ia Khai, huyện Ia Grai cho biết, hiện đang là vụ mùa điều, ban ngày, người dân tập trung thu hoạch. Do đó, chính quyền xã tập trung tuyên truyền vào buổi tối. Hầu hết người dân đều rất phấn khởi tiếp nhận thông tin và chờ đến Ngày bầu cử để bầu ra những người uy tín, đại diện cho cộng đồng.