Trà Vinh: Phát huy vai trò của giáo dân trong tham gia bảo vệ môi trường ở khu dân cư

(Mặt trận) - Hòa Hảo là một trong tám ấp của xã Phước Hảo (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), có 806 hộ dân gồm 2.632 nhân khẩu; đa số người dân trong ấp theo đạo Công giáo. Thực hiện hướng dẫn của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh về xây dựng mô hình “Khu dân cư gắn với cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2020-2023, thời gian qua, đồng bào giáo dân và Nhân dân trong ấp tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BVMT&UPVBĐKH), góp phần thiết thực vào hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của xã.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Đồng bào giáo dân và đoàn viên thanh niên ra quân làm vệ sinh môi trường ở khu dân cư

Sau khi được UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh chọn làm 01 trong 11 điểm xây dựng mô hình BVMT&UPVBĐKH, xã thành lập Ban Chủ nhiệm mô hình gồm 11 thành viên. Ban Chủ nhiệm xác định, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện mô hình ở địa phương, từ đó chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể của xã, ấp tập trung tuyên truyền, vận động giáo dân và Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT&UPVBĐKH, nhất là về Luật Bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh “về việc tăng cường công tác quản lý trật tự và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư trong hoạt động sản xuất, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”; một số văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về công tác BVMT&UPVBĐKH bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi sinh hoạt trong giáo dân, sinh hoạt lệ Ban công tác Mặt trận, chi, tổ hội đoàn thể, trạm truyền thanh cơ sở, băng rôl, khẩu hiệu, cổ động trực quan…

Bà Thạch Thị PhiaRy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phước Hảo cho biết, qua công tác tuyên truyền, vận động, các hộ gia đình trong ấp đăng ký và thực hiện nghiêm túc các nội dung cam kết với địa phương như: Có vật dụng chứa rác thải, chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm trước khi đến nơi tập trung; thực hiện bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi qui định về tập trung rác thải, xả nước thải đúng theo quy định; không để chất thải và mùi hôi từ gia đình phát tán gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của khu dân cư; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT theo qui định; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường ở khu dân cư; trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có đủ công trình vệ sinh, chuồng trại và bảo đảm an toàn vệ sinh đối với khu vực sinh hoạt của cộng đồng dân cư, không để vật nuôi gây mất vệ sinh công cộng... Đến nay, trong ấp có 795/806 hộ có hàng rào cơ bản, có 783 hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, 756 hộ thực hiện xử lý phân loại rác thải theo quy định, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 544/544 hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, 118/118 cơ sở sản xuất kinh doanh cam kết không gây ô nhiễm môi trường,...

Ban quới chức Nhà thờ Phước Hảo thực hiện tốt việc trồng và giữ gìn cây xanh trong khuôn viên Nhà thờ; đồng thời phối hợp với Ban Chủ nhiệm tuyên truyền, vận động giáo dân trồng cây xanh ở khu dân cư, thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường ở các tụ điểm công cộng và khu vực sinh hoạt chung. Theo Linh mục Ngô Văn Be, Chánh sở Nhà thờ Phước Hảo (Chủ nhiệm mô hình), từ khi triển khai xây dựng mô hình, bộ mặt nông thôn trong ấp ngày càng được cải thiện; giáo dân và Nhân dân trong ấp có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, nhiệt tình tham gia các hoạt động BVMT do địa phương phát động, nhất là đóng góp hàng trăm triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, giúp cho việc đi lại và phục vụ phát triển sản xuất của người dân ngày càng thuận lợi; đóng góp hơn 150 triệu đồng làm cột cờ, đèn đường chiếu sáng công cộng; trồng trên 350 cây mai Hoàng Yến và hoa kiểng các loại, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp. Qua rà soát, hiện có 758/806 hộ đạt gia đình văn hóa, nông thôn mới, trong đó có 525 gia đình được công nhận đạt chuẩn 03 năm liền.

Để duy trì và phát huy hiệu quả mô hình, Linh mục Ngô Văn Be cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tiếp tục đẩy mạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng và giáo dân đối với nhiệm vụ BVMT&UPVBĐKH. Rà soát việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình ở khu dân cư và cơ sở tôn giáo; việc cam kết thực hiện BVMT&UPVBĐKH của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đồng thời vận động thực hiện tốt các nội dung đã cam kết với Ban Chủ nhiệm, khu dân cư; phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) hàng năm, các hoạt động ra quân làm vệ sinh môi trường theo định kỳ nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.