Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

(Mặt trận) -Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi diện mạo vùng DTTS, tỉnh Thái Nguyên quyết tâm trong năm 2023 sẽ triển khai hiệu quả các dự án thiết yếu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Phấn đấu trong giai đoạn 2023 - 2025 mỗi năm tỉnh Thái Nguyên giảm 2% số hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi; đưa 8 trong số 15 xã đặc biệt khó khăn hiện nay ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn, đưa 25 thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn...

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Ngày hội “Giới thiệu kết nối tiêu thụ nông sản an toàn cho phụ nữ, nữ thanh niên vùng DTTS và miền núi” năm 2023 tại Tp. Thái Nguyên

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 51 dân tộc cùng sinh sống, tổng số người DTTS là trên 384.300 người, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Tính đến hết năm 2022, tỉnh Thái Nguyên còn 26.869 hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn đa chiều (chiếm tỷ lệ 7,99%).

Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ) hiện có 22 hộ dân, với 108 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Đây là xóm đặc biệt khó khăn duy nhất của xã. Hiện Lân Đăm vẫn còn 18 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Không chỉ khó khăn về đời sống kinh tế, bà con nơi đây còn gặp trở ngại về giao thông, nước sinh hoạt.

Để nỗ lực khắc phục những khó khăn trên, cuối năm 2022, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, con đường trục chính của xóm đã được cải tạo, nâng cấp. Mặt đường được mở rộng từ 2m lên trên 3,5m, với kinh phí 215 triệu đồng. Ngoài ra, công trình nước sinh hoạt tập trung cũng được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp lên với sức chứa 8 m3. Đến nay, các công trình đã cơ bản được hoàn thành.

Cùng với 2 công trình tại xã Quang Sơn, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, trong năm 2022, huyện Đồng Hỷ đã đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp 23 công trình thuộc Tiểu dự án 1 của Dự án 4 và Tiểu dự án 1 của Dự án 5, với tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng. Trong đó tập trung ở các xã Tân Long, Hợp Tiến và Văn Lăng.

Chương trình MTQG 1719 được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 và giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030. Chương trình được triển khai thực hiện trên địa bàn 110 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên. 10 dự án quan trọng này sẽ giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ổn định dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào được triển khai.

 Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã phân bổ, giao dự toán ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2023  hơn 663 tỷ đồng, phân bổ giao dự toán ngân sách địa phương hơn 95 tỷ đồng.

Việc thực hiện Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc chương trình như: Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị... được các địa phương triển khai theo đúng kế hoạch. Các dự án xây dựng hạ tầng, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết đều được khảo sát cụ thể, lấy ý kiến cộng đồng, chính quyền địa phương, các ngành, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra kỹ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư nhằm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trong giai đoạn 2023 - 2025 mỗi năm giảm 2% số hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đưa 8 trong số 15 xã đặc biệt khó khăn hiện nay ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn, giảm 25 thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Để hoàn thành mục tiêu này, cùng với nguồn vốn Trung ương và của tỉnh, Thái Nguyên đã chỉ đạo các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách và huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình; trong đó đặc biệt ưu tiên nguồn vốn cho hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng các tiêu chí nông thôn mới, tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn... Bên cạnh đó, tỉnh tập trung kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án và các nội dung thành phần của Chương trình.

Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo và tổ chức quán triệt đến từng đối tượng, thành phần, từng cấp, từng ngành hiểu rõ về chương trình nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm vững, hiểu rõ những Dự án, Tiểu dự án thành phần của Chương tình để tổ chức, triển khai, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức. Trong đó, Thái Nguyên chú trọng lồng ghép có hiệu quả các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 với các dự án, chính sách hỗ trợ khác của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn. Xây dựng và áp dụng các cơ chế thu hút, tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, xã hội, các đoàn thể và tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính một cách tích cực, hiệu quả.

Trang Diệp