Huyện Hà Quảng: Tăng cường truyền thông và giảm nghèo về thông tin

(Mặt trận) -Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQGGNBV), cùng với huy động các nguồn lực đầu tư, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) đẩy mạnh công tác truyền thông giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách giảm nghèo, từng bước xóa bỏ tâm lý trông chờ ỷ lại; nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận thăm, chúc Tết Ramưwan đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni

Vai trò của người có uy tín huyện Đoan Hùng trong giữ gìn bản sắc văn hóa

Gia Lai: Gặp mặt các chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ

 Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm Mã Lịp, xã Trường Hà (Hà Quảng) Lý Văn Thái (thứ hai từ trái sang) tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Giảm nghèo về thông tin được xem là một “lối mở” giúp người dân được tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững. Thời gian qua, cùng với việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, huyện ban hành các văn bản, hướng dẫn, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, huy động nguồn lực thực hiện CTMTQGGNBV. 

Cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương  tổ chức các hình thức thông tin, tuyên truyền, như: Qua cổng thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh, pa nô, áp phích, lồng ghép các hội nghị… Nội dung tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách về giảm nghèo đến người dân; nhân rộng các mô hình làm kinh tế hiệu quả, giới thiệu các cá nhân, hộ gia đình thoát nghèo tiêu biểu... Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.  

Nâng cao, thay đổi nhận thức, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác giảm nghèo của xã Đa Thông. Chủ tịch UBND xã Đa Thông Hoàng Minh Đức cho biết: Xã  triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Cán bộ tuyên truyền trực tiếp tới từng hộ dân; lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của các hội, đoàn thể, họp xóm; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh; tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề đến người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ, hướng dẫn người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet để tiếp cận chính sách, học hỏi mô hình làm ăn hiệu quả... Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để hỗ trợ đúng, trúng, phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, hằng năm, số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn đều giảm. Năm 2024, xã giảm được 84 hộ nghèo, 47 hộ cận nghèo.

Việc triển khai thực hiện Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin của CTMTQGGNBV, huyện đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng. Từ năm 2022 đến nay, huyện tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của 15 đài truyền thanh xã, nâng cấp, mở rộng loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông 87 cụm. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông, Trang Thông tin điện tử huyện và các xã, thị trấn đăng tải các chuyên mục, tin, bài tuyên truyền chính sách giảm nghèo đến nhân dân; thông tin về các dự án thuộc CTMTQGGNBV, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo bền vững, mô hình sản xuất hiệu quả, những tấm gương vượt khó thoát nghèo… Đặc biệt tổ chức truyền thông bằng hình sân khấu hóa, truyền thông giảm nghèo bền vững được 10 cuộc tại các xã, thị trấn.

Với những hình thức truyền thông thiết thực, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo được triển khai kịp thời, đầy đủ đến người dân. Nhiều hộ nghèo đã có ý thức vươn lên, mạnh dạn tham gia các mô hình hỗ trợ sinh kế của nhà nước, góp phầ nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Năm 2024, huyện còn 3.513 hộ nghèo, chiếm 24,93%, giảm 8,28% so với năm 2023; 1.068 hộ cận nghèo, chiếm 7,58%, giảm 2,09% so với năm 2023.

Gia đình chị Lầu Thị Sài, xóm Tềnh Cà Lừa, xã Quý Quân, một trong những hộ thoát nghèo đầu tiên của xóm chia sẻ: Tôi dành thời gian xem truyền hình, đọc báo để nắm bắt những mô hình làm kinh tế giỏi của tỉnh, huyện và được cán bộ xã tuyên truyền, động viên tham gia các lớp tập huấn nuôi gà, lợn… từ đó dần thay đổi nhận thức, tập trung trồng cỏ voi nuôi bò, nuôi lợn. Đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo.

Để người nghèo được tiếp cận thông tin, huyện phát huy vai trò của các tổ công nghệ số cộng đồng. Hiện nay, 100%  xóm, tổ dân phố  thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Các thành viên của tổ tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số, tiếp cận các thông tin hữu ích trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… giúp người dân có thêm kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình.

Bằng nhiều hình thức trong hoạt động thông tin, tuyên truyền các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, đầy đủ đến với người nghèo, có hiệu quả và đúng quy định. Các hộ gia đình nắm bắt thông tin, mô hình hay trong giảm nghèo, áp dụng có hiệu quả, nhất là thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của CTMTQGGNBV. Nâng hiệu quả công tác truyền thông và giảm nghèo thông tin. Đồng chí Nông Văn Thuận, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hà Quảng cho biết: Huyện tiếp tục đẩy mạnh các chương trình truyền thông theo hướng đưa truyền thông đến gần hơn với từng hộ dân, tăng cường các buổi tuyên truyền lưu động tại các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp với các hình thức truyền thông hiện đại. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ hiểu dân, sát dân, để chuyển tải thông điệp một cách hiệu quả; lan tỏa các mô hình giảm nghèo thành công… 

N.D