Quan tâm phát triển vùng đồng bào DTTS

(Mặt trận) -Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm "nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền" mà Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đặt ra.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Người dân xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) được chăm sóc sức khỏe.

Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV (tháng 7/2021) đã thông qua Nghị quyết về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết do Ban Dân tộc tỉnh tham mưu, xây dựng dựa trên quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh.

Nghị quyết này đưa ra cơ chế dành 4.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (khoảng 3% tổng chi ngân sách địa phương) để thực hiện phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; nâng cao phúc lợi, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch vùng, miền; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể; phát triển toàn diện y tế, giáo dục…

Phấn khởi trước những quyết sách quan trọng này, ông Triệu Quay Lịch (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) cho biết: "Tôi rất vui mừng HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Nghị quyết được triển khai sẽ mang lại những khởi sắc tích cực cho người dân vùng miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh".

 Lãnh đạo xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu trao đổi với bà con DTTS về phát triển kinh tế và chấp hành các quy định của pháp luật. Ảnh: Tháng 3/2020.

Quảng Ninh hiện có trên 162.500 người DTTS, cư trú trên 85% diện tích của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương quan tâm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng DTTS, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo sức bật cho các địa phương khu vực này.

Tiêu biểu phải kể đến Nghị quyết số 07-NQ/TU (năm 2013) của Tỉnh ủy về công tác dân tộc; Nghị quyết số 50/NQ-HĐND (năm 2017) của HĐND tỉnh về bố trí nguồn lực cho các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; Đề án 196 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành chương trình 135. Mới đây nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 16/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh giai đoạn 2021-2025…

Nhờ vậy, đến nay, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã từng bước được nâng lên. Diện mạo nông thôn, miền núi có nhiều khởi sắc. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực với tỷ lệ giảm nghèo trung bình giai đoạn 2016-2020 là 1,87%/năm.

Xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, để cụ thể hóa chủ trương này theo Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, với vai trò là cơ quan thường trực, từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách về công tác dân tộc. Tiêu biểu như Quyết định số 724/QĐ-UBND (ngày 9/3/2021) điều chỉnh, bổ sung danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh năm 2021; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2021; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh…

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cũng quan tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ công tác dân tộc, như: Tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức và tham quan học tập kinh nghiệm cho 130 người có uy tín trong đồng bào DTTS; cấp phát 111.175 ấn phẩm báo tạp chí đến 10 đối tượng thụ hưởng vùng DTTS và miền núi, biên giới; cấp phát hơn 600 cuốn sách hỏi đáp pháp luật và hàng nghìn tài liệu liên quan đến phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phòng, chống xâm hại trẻ em và thực hiện bình đẳng giới; phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo…

Yến Vy