Phú Thọ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách tôn giáo, tín ngưỡng

(Mặt trận) - Những năm qua, trên địa bàn tỉnh, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng luôn được quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện tốt. Các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ Đạo phật, Đạo Công giáo và tôn giáo khác được quan tâm giải quyết kịp thời. Đồng bào các tôn giáo luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, hoạt động tôn giáo theo đúng Hiến pháp và Pháp luật với tinh thần: “Tốt đời - Đẹp đạo”, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trong thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của địa phương…

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Hội Phật giáo tỉnh luôn đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức các hoạt động thiện nguyện, đảm bảo an sinh xã hội. 

Là tỉnh trung du miền núi, Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.519km2, dân số trên 1,3 triệu người, có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo với 223.854 tín đồ chiếm 17,21% dân số toàn tỉnh... Toàn tỉnh hiện có 623 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 179 đình, 100 đền, 58 miếu và 72 nhà thờ các dòng họ; 247/623 cơ sở tín ngưỡng đã được nhà nước xếp hạng với 52 di tích cấp Quốc gia 52, 195 di tích cấp tỉnh cùng nhiều lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức hàng năm. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thần Hoàng có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được các cấp, các ngành triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đội ngũ chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và nhân dân, qua đó làm chuyển biến nhận thức, tạo được sự đồng thuận, đoàn kết giữa hệ thống chính trị và đồng bào các tôn giáo cùng toàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế. Năm 2022, vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và những tác động tiêu cực của tình hình địa chính trị trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 7,7% (vượt kế hoạch và cao nhất trong ba năm trở lại đây). Kinh tế- xã hội tiếp tục có những bước tiến vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

 Giáo xứ Ngô Xá, huyện Cẩm Khê - một trong các địa bàn có phong trào Giáo dân hiến đất mở đường, tích cực đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới.

Cùng với những kết quả quan trọng, công tác tôn giáo, tín ngưỡng ở Phú Thọ còn tồn tại, hạn chế nhất định như: Một số địa phương nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo chưa kịp thời, còn có hiện tượng né tránh, thiếu kiên quyết trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tôn giáo. Trong thời gian tới, để chính sách tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tiếp tục phát huy những kết quả tích cực, khắc phục những hạn chế, các địa phương, cơ quan chức năng cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp sau:

Tăng cường phát huy vai trò của toàn hệ thống chính trị trên cơ sở thấm nhuần các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng và công tác tôn giáo trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện tiên quyết để triển khai có hiệu quả công tác tôn giáo, tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo và nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ, đảng viên, những người làm công tác tôn giáo cần nắm chắc tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương, thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, chức việc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, từ đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện các nội dung chính sách một cách “hợp tình, hợp lý”, theo đúng quy định về trình tự, thủ tục hành chính; kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Phát huy vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức cơ sở Đảng trong lãnh đạo, đoàn kết nhân dân ở cơ sở, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng và công tác tôn giáo.

Hiệu quả của công tác tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.