Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển quê hương

(Mặt trận) -Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua.

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo, người uy tín tiêu biểu, Việt kiều và thân nhân Việt kiều nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Các quan điểm nhất quán và xuyên suốt: “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”; công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài “là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân,” “thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc” đã được khẳng định ngay từ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 29.11.1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; sau đó là các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, gần đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới (Kết luận số 12-KL/TW).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết một trong những điểm mới của Kết luận số 12-KL/TW là thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

"Đảng và Nhà nước luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt tới đồng bào ta ở nước ngoài, song đây là lần đầu tiên quan điểm này được chỉ rõ trong một văn bản của Bộ Chính trị", Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Trong các chuyến công tác nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành thời gian gặp cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, đề nghị lãnh đạo sở tại quan tâm tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà con.

Đáng chú ý, Kết luận số 12-KL/TW đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc,” từ đó “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 Đoàn kiều bào thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, tháng 4.2023. Ảnh: Song Minh

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, sau 2 năm thực hiện Kết luận số 12-KL/TW, công tác người Việt Nam ở nước ngoài đạt được một số kết quả quan trọng.

Công tác tham mưu, xây dựng chính sách có những chuyển biến tích cực, ngày càng đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng chính đáng của bà con.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các chính sách liên quan đến kiều bào, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của kiều bào như chính sách về quốc tịch, xuất nhập cảnh, đầu tư, sở hữu tài sản…

Công tác đại đoàn kết, vận động kiều bào hướng về quê hương tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, góp phần củng cố khối đại đoàn kết và tinh thần hướng về quê hương đất nước của kiều bào. Kiều bào ngày càng tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước và có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp cho Tổ quốc.

Việc phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng được chú trọng. Công tác hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở sở tại tiếp tục được quan tâm.

Công tác giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được triển khai mạnh mẽ. Công tác thông tin tới người Việt Nam ở nước ngoài được đổi mới về nội dung và hình thức, chú trọng phát triển nội dung trên nền tảng số để kiều bào có thể dễ dàng tiếp cận thông tin.

Cùng với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin, lòng tự hào dân tộc của mỗi kiều bào không ngừng được củng cố.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia, mỗi một dân tộc.

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng quan trọng không tách rời với dân tộc, đất nước; có đóng góp quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao.

Đóng góp vào thành tựu chung của đất nước có công sức, trí tuệ của gần 6 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 500.000 doanh nhân, trí thức có trình độ cao, luôn tích cực tham gia “hiến kế” cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều vấn đề quan trọng, như nhân lực chất lượng cao, tài chính, thương mại, đầu tư, công nghệ, trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phòng chống dịch bệnh, mô hình phát triển kinh tế…

Hiện kiều bào có 385 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỉ USD và có vốn góp vào hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn kiều hối về nước liên tục tăng bất chấp những tác động của đại dịch COVID-19 và biến động của tình hình thế giới. Kiều hối năm 2022 đạt 19 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, đưa Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Song Minh