Nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Thanh

(Mặt trận) -Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa có 14 xã, thị trấn, với 99.157 nhân khẩu, chủ yếu 3 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 42,46%. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần đồng bào ngày càng được nâng cao.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Mô hình trồng cây ăn quả ở xã Xuân Phúc.

Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới, kinh tế - xã hội của huyện Như Thanh đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và toàn diện. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp đều được áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Nhiều mô hình phát triển sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân được quan tâm. Hằng năm, toàn huyện đã mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt người dân tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kiến thức khoa học - kỹ thuật, hiểu biết pháp luật và nâng cao dân trí cho cán bộ cơ sở và người dân vùng đồng bào DTTS. Nông thôn đang từng bước được bê tông hóa theo hướng công nghiệp hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, mức sống của người dân được nâng lên đáng kể. Kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng; hệ thống đường giao thông được cứng hóa từ huyện đến thôn, bản. Từ năm 2019 đến nay, huyện đã đầu tư làm mới hơn 30km đường cấp phối, 145km đường bê tông, gần 15km đường nhựa; nâng cấp, sửa chữa 12 hồ đập, kiên cố hóa gần 100km kênh mương nội đồng. Đến nay, 100% các xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% tuyến đường giao thông đến trung tâm huyện, xã đều được cứng hóa. Trụ sở làm việc của các cơ quan cấp huyện và xã được xây dựng khang trang. Đã có 14 nhà văn hóa xã đạt chuẩn, 145 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; điện lưới quốc gia đã về đến 14/14 xã, thị trấn và 159/159 thôn, bản trong huyện.

Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm rõ rệt theo từng năm, đặc biệt là đối với vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 11,8%, trong đó xã khu vực II còn 16,2% hộ nghèo; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 69,2%. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng và phát triển khá; cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới được áp dụng, trình độ thâm canh được nâng lên, nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được chú trọng, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại, gia trại. Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình DTTS đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ kinh tế rừng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục có bước phát triển tích cực. Hoạt động văn hóa - xã hội theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, với việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và tăng cường cơ sở vật chất trường học; hệ thống trường lớp học đã được xây dựng kiên cố, có 67,3% trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát triển, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng mở rộng, thu hút hàng chục nghìn du khách...

Khắc Công