MTTQ huyện Định Quán kết nối lương - giáo xây dựng quê hương

(Mặt trận) -Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai là nơi sinh sống của gần 49 ngàn đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 185 ngàn dân của huyện; 42% dân số của địa phương là đồng bào có đạo.

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Ông Lê Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Định Quán, trao quyết định bàn giao nhà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn huyện. Ảnh: S.T

Vì vậy, trong quá trình triển khai nhiệm vụ Mặt trận, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Định Quán xem việc kết nối lương - giáo, đồng bào các dân tộc tham gia vào những mô hình xây dựng quê hương là yếu tố quan trọng quyết định thành công của từng nội dung triển khai.

Làm điều người dân cần

Đó là chia sẻ của ông Lê Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Định Quán, khi nói về việc Mặt trận và các tổ chức thành viên cùng cấp của huyện triển khai xây dựng các mô hình mới trong triển khai công tác công tác Mặt trận.

Từ phương châm này, Mặt trận và các tổ chức thành viên cùng cấp của huyện đã xây dựng nên nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Cụ thể như trong quá trình huy động nhân dân chung tay bảo vệ môi trường, Mặt trận huyện đã triển khai mô hình “30 phút mỗi ngày - hành động vì môi trường”.

Tỉnh Đồng Nai có 15 nhà văn hóa dân tộc, trong số này, huyện Định Quán có 3 nhà văn hóa, gồm: Nhà văn hóa dân tộc Chơro, Nhà văn hóa Mạ và Nhà văn hóa dân tộc Mường.

Cùng với tập trung ra quân dọn vệ sinh hàng tháng, hàng quý hay chỉnh trang khu dân cư trước thời điểm các ngày lễ lớn, Mặt trận huyện chọn việc duy trì vệ sinh hàng ngày là điểm quan trọng. Với mô hình này, mỗi gia đình dành 30 phút trong ngày để dọn dẹp và giữ vệ sinh nơi ở, tự trồng và chăm sóc cây xanh, kiểm tra chai lọ và các ngóc ngách xung quanh nhà. Điều này nhằm không để nước đọng làm nơi trú ngụ cho muỗi, chuột cũng như các loại côn trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe chính gia đình mình. 

Không chỉ với người dân trên đất liền mà mô hình này còn triển khai đến bà con sinh sống ở khu vực các nhà bè trên hồ Trị An, sông La Ngà. Nhờ đó, thời gian qua huyện Định Quán ít xuất hiện hình ảnh rác tồn đọng qua nhiều tuần, nhiều tháng rồi chờ đợt ra quân để dọn dẹp như ở nhiều nơi khác.

Anh Dương Nguyễn Tiến Đạt, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phú Tân, cho hay tùy theo từng khu dân cư mà Mặt trận cùng tổ chức thành viên vận dụng mô hình “30 phút mỗi ngày - hành động vì môi trường”. Cụ thể, đối với những gia đình sinh sống hay buôn bán dọc quốc lộ 20, tiếp giáp với rừng giá tỵ, Mặt trận phối hợp tuyên truyền bà con buôn bán không lấn chiếm lề đường, không mang rác bỏ trộm vào khu vực rừng.

Riêng những gia đình vừa canh tác vừa sinh sống ở khu vực rẫy, ruộng, Mặt trận vận động bà con không vứt chai lọ chứa thuốc trừ sâu sau khi đã sử dụng mà phải có nơi để hợp lý tránh làm phát tán nguồn chất độc ra môi trường. Quá trình dọn dẹp rẫy, ruộng, nếu muốn đốt cỏ, lá khô bà con không để cháy lan, nhất là ở khu vực tiếp giáp rừng.

Huyên Định Quán có 14 xã, thị trấn với 96 ấp, khu phố. Toàn huyện có 32 thành phần dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện có 6 tôn giáo chính, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội.

Mô hình này cũng thu hút sự tham gia tích cực của chức sắc, chức việc các tôn giáo cùng già làng, người uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong đó, những năm qua, Ban hành giáo giáo xứ Xuân Trường (xã Thanh Sơn) cùng linh mục quản nhiệm tại đây mua thùng rác và hướng dẫn bà con trong cộng đồng phân loại rác; ươm cây xanh để phát cho bà con trồng dọc một số tuyến đường; nhắc nhở bà con không bỏ rác trong rừng hay dưới lòng hồ Trị An.

Ngoài ra, Mặt trận huyện Định Quán cũng là đơn vị đầu tiên xây dựng, duy trì có hiệu quả chương trình cho người nghèo, hộ khó khăn vay vốn từ nguồn lực cộng đồng. 7 năm qua, Dự án Chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo bền vững tại huyện đã giúp cho khoảng 500 trường hợp tiếp cận vốn vay để: chăn nuôi gia súc và gia cầm, nuôi thủy sản, dệt lưới, thu mua phế liệu…

Thông qua dự án này, ông Hồ Thanh Phong (xã La Ngà) được vay vốn, cộng với một phần tiền của gia đình, ông xây chuồng nuôi ba ba. Những năm qua, nhờ tận dụng nguồn cá tạp trong quá trình đánh bắt trên sông La Ngà đã giúp ông giảm chi phí trong chăn nuôi và thu được tiền từ bán ba ba thương phẩm.

Huy động sức dân thực hiện công tác an sinh xã hội

Một điểm sáng khác do Mặt trận và tổ chức thành viên cùng cấp của huyện thực hiện là huy động có hiệu quả nguồn lực cộng đồng triển khai công tác an sinh tại chỗ.

Theo đó, hiện Định Quán là một trong những địa phương có nhiều bếp cơm từ thiện của tỉnh, nhất là dành cho học sinh. Một trong số này là bếp cơm từ thiện do đại đức Thích Huệ Trí, trụ trì chùa Linh Quang (xã Phú Hòa) và Ban Hộ trì tam bảo nhà chùa thực hiện. 10 năm qua, bếp cơm này đều đặn mỗi ngày nấu từ 130-200 phần ăn sáng. Số phần ăn này sau đó được nhà chùa chuyển đến Bệnh viên Đa khoa khu vực huyện Định Quán để hỗ trợ người bệnh cùng thân nhân và một phần dành cho học sinh đến ăn tại chùa.

Cùng với đó, Mặt trận huyện Định Quán còn nhiều lần được tuyên dương vì thực hiện có hiệu quả chương trình an cư cho người khó khăn, gắn với mô hình 3 tại chỗ. Theo đó, mỗi căn nhà được xây dựng dành cho người khó khăn về nhà ở được thực hiện theo mô hình: nhà tài trợ đóng góp ban đầu, gia đình cùng dòng họ đóng góp và chính quyền địa phương, đoàn thể ở cơ sở vận động thêm từ cộng đồng. Nhờ vậy, căn nhà khi trao tay cho bà con luôn có giá trị cao hơn mức ban đầu và đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản.

Ngoài ra, vượt qua những khó khăn, trở ngại, huyện Định Quán cũng đã về đích xây dựng huyện nông thôn mới. Hiện tất cả các xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong số này, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Riêng thị trấn Định Quán đạt đô thị văn minh và 5 khu dân cư đạt kiểu mẫu.

Đạt được thành quả này, ngoài chính sách và nguồn lực của Nhà nước phải kể đến sự đoàn kết, thống nhất của người dân trong xây dựng đời sống gia đình, xây dựng quê hương. Hạt nhân đóng vai trò kết nối cộng đồng, các tổ chức tôn giáo, các thành phần dân tộc là Mặt trận các cấp.

Trong 2 ngày 25 và 26-6 sẽ diễn ra Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Định Quán lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Các đại biểu sẽ hiệp thương Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện nhiệm kỳ mới; thảo luận và thống nhất mục tiêu đột phá trong công tác Mặt trận huyện trong 5 năm tới…

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Thái Hòa, xã Phú Túc, cho hay trong quá trình xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, nhất là về đường giao thông, Mặt trận ấp đã xây dựng nên mô hình Hộ có điều kiện giúp gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ đóng góp thực hiện các công trình ở địa phương như bê tông hóa đường giao thông nông thôn, làm đèn chiếu sáng…

Cụ thể, khi một tuyến đường trong ấp cần đổ bê tông nhưng nhiều gia đình sống hai bên đường có hoàn cảnh khó khăn không thể đóng góp, thông qua vận động của Mặt trận ấp, một gia đình khá giả đã hỗ trợ hơn 100 triệu đồng để đóng giúp cho những gia đình khó khăn.

S.T - V.V